Những điều cần biết về bảng quy chuẩn màu sắc trong Brand Guideline

bang-quy-chuan-mau-sac-trong-brand-guideline

Bảng quy chuẩn màu sắc trong Brand Guideline là nhân tố quan trọng giúp các designer thiết kế hình ảnh thương hiệu. Đồng thời chúng cũng tạo nên sự nhất quán, động bộ của thương hiệu trên nhiều kênh truyền thông, tương tác khác nhau. Mà thông qua đó, khách hàng có thể ngay lập tức nhận ra và phân biệt thương hiệu với các đối thủ khác. Vậy bảng quy chuẩn màu sắc trong brand guideline có những gì? Hãy cùng VnSkills Academy tìm hiểu nhé. 

Yêu cầu chung về bảng quy chuẩn màu sắc trong Brand Guideline

Brand guideline được biết tới là cẩm nang thương hiệu giới thiệu chi tiết về cách sử dụng màu sắc, logo, font chữ,…Đây được coi là một yếu tố quan trọng cần có đối với mỗi công ty, doanh nghiệp. Thông qua đó, brand guideline giúp designer, chuyên viên marketing, nhà quản trị hình dung rõ ràng và nhất quán về hình ảnh thương hiệu, tầm nhìn và thông điệp mà công ty muốn gửi gắm tới khách hàng.

Có thể nói bảng quy chuẩn màu sắc là một nhân tố quan trọng trong Brand Guide. Bởi mỗi thương hiệu đều có những yêu cầu riêng về màu sắc đại diện cho thương hiệu. Mỗi màu sắc lại có những ý nghĩa riêng, do đó để lựa chọn ra được màu sắc đại diện là rất khó. Màu sắc được chọn không chỉ thể hiện được thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải. Mà thông qua đó màu sắc phải gây được ấn tượng khó phai trong tâm trí khách hàng. 

Màu sắc được lựa chọn phải là yếu tố giúp doanh nghiệp phân biệt được bản thân trước đối thủ. Và Brand guide là nhân tố then chốt để khách hàng có thể nhận ra doanh nghiệp, thương hiệu. 

bang-quy-chuan-mau-sac-trong-brand-guideline

Bảng quy chuẩn màu sắc trong Brand Guideline gồm những gì?

Màu sắc chính

Màu sắc chính là tone màu chủ đạo của thương hiệu. Chúng được thể hiện một cách rõ ràng và nổi bật thông qua truyền thông và quảng cáo. Chẳng hạn như Coca cola thường gây ấn tượng với tone màu đỏ và trắng đầy sôi nổi. Hay như Spotify sử dụng tone màu trắng, đen và xanh lục. Màu sắc chính được sử dụng đều mang những sắc thái riêng và thể hiện một phần tính cách thương hiệu (brand personality).

Do đó, các doanh nghiệp cũng cần cân nhắc kỹ khi lựa chọn gam màu chủ đạo. Số lượng màu sắc được sử dụng trên logo thường từ 3 màu trở xuống. Đồng thời các gam màu phải có sự hài hòa, đồng nhất với nhau. Gam màu chính nên được sắp xếp một cách hợp lý sao cho nổi bật nhất. 

Màu thứ cấp

Làm thế nào để người xem nhận ra và cảm thấy ấn tượng ngay với màu sắc thương hiệu? Nhất là đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều màu trong logo. Phương pháp được dùng thường xuyên nhất đó là sử dụng màu thứ cấp. Màu thứ cấp là các màu sắc được sử dụng để góp phần làm nổi bật gam màu chính. Chúng thường bao gồm từ 1-6 màu, nhiều công ty có thể sử dụng nhiều màu thứ cấp hơn thế. Tuy nhiên, chúng mình khuyên bạn không nên sử dụng quá nhiều màu sắc tránh làm rối mắt người xem.

bang-quy-chuan-mau-sac-trong-brand-guideline-la-gi

Màu cấp ba

Màu cấp 3 là màu nằm ở cấp độ thứ ba của bảng màu khi kết hợp giữa màu chính và màu phụ. Mặc dù màu sắc này không được sử dụng quá nhiều. Tuy nhiên chúng vẫn sẽ đóng một vai trò quan trong nhất định giúp màu sắc thương hiệu đa dạng hơn. Đồng thời chúng vẫn đảm bảo được sự đồng nhất giữa gam màu chính phụ.

Kết hợp màu sắc phù hợp

Sau khi bạn đã lựa chọn được các gam màu chính và gam màu thứ cấp. Bạn nên có một tỷ lệ phối màu hợp lý nhằm đảm bảo màu sắc thật hài hòa. Đồng thời chúng cũng cần tuân thủ bảng quy chuẩn màu sắc trong brand guideline. Hãy nhớ rằng cho dù số lượng màu bạn sử dụng nhiều đến đâu, hãy đảm bảo màu sắc chính luôn được nổi bật.

Thang tỷ lệ màu sắc

Để có thể ước lượng được tỷ lệ màu sắc mà bạn sẽ kết hợp, thang đo tỷ lệ màu là một công cụ cần thiết. Chúng sẽ đảm bảo cho màu sắc bạn sử dụng được phân chia hợp lý và hài hòa nhất. Một số quy tắc trong thang tỷ lệ màu sắc có thể được kể đến như:

  • Đối với 3 màu: Thường được chia theo tỷ lệ 50:25:25. Trong đó, ½ màu chính, 2 màu phụ là ¼. 
  • Đối với 4 màu: Thường được chia theo tỷ lệ: 33:33:16:8. Trong đó, 2 màu cơ bản mỗi màu ⅓, màu thứ cấp ¼, màu bậc ba 1/12. 

bang-mau-quy-chuan-trong-brand-guideline

Thang đo độ xám, đen và trắng

Thang độ độ xám là yếu tố thuộc bảng quy chuẩn màu sắc trong brand Guideline. Ta có thể thấy mức độ cao nhất của màu xám chính là màu đen và màu sáng nhất trên thang đo là màu xám. Thang đo độ xám là một căn cứ quan trọng cho các designer lựa chọn màu sắc cho thương hiệu. 

Định dạng màu sắc

Một số định dạng màu sắc mà ta có thể bắt gặp qua bảng quy chuẩn màu sắc trong Brand Guideline như:

  • HEX: Hệ thập lục phân.
  • NCS: Hệ màu tự nhiên.
  • RGB: Xanh lục, xanh lam và đỏ.
  • CMYK: Vàng lục lam.
  • RAL: Hệ màu quốc tế.
  • PMS: Hệ thống màu đối sánh Pantone.

Mẫu màu có sẵn

Bạn có thể bắt gặp các mẫu màu được cài đặt có sẵn trong các phần mềm chỉnh sửa. Chúng có thể là mẫu, màu, một tệp bảng màu bao gồm nhiều màu sắc khác nhau. Ta cũng có thể tự tay thiết kế và tạo ra bảng màu cho riêng mình. Thậm chí là màu sắc riêng biệt chỉ một thương hiệu mới có tạo nên màu sắc bộ nhận diện thương hiệu (brand identity) độc đáo.

Hy vọng rằng thông qua bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về bảng quy chuẩn màu sắc trong brand guideline. Chúc các bạn có những phút giây học tập và làm việc hiệu quả.

Đánh giá bài viết này nếu bạn thấy hay

Vui lòng đánh giá

Chia sẻ bài viết này:

Bài viết liên quan

.
.
.
.