Cách viết kịch bản chuyên nghiệp, hấp dẫn

cach-viet-kich-ban-chuyen-nghiep-hap-dan

Hiện nay, thế giới điện ảnh đang ngày càng phát triển, chính vì vậy nghề biên kịch trở nên “hot” hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra rất nhiều sự cạnh tranh, đòi hỏi những cây viết phải biết cách viết kịch bản sao cho hay và hấp dẫn nhất. Nếu bạn là người mới bước chập chững vào nghề biên kịch, thì hãy tham khảo những bí quyết viết kịch bản mà Vnskills Academy chia sẻ dưới đây.

Kịch bản là gì?

Trước khi tìm hiểu cách viết một kịch bản hấp dẫn, chuyên nghiệp, bạn cần hiểu kịch bản là gì và những đặc điểm nổi bật. Theo định nghĩa, kịch bản là một tài liệu hoặc bản ghi văn bản mô tả chi tiết các sự kiện, cảnh quay và các hành động của các nhân vật trong một tác phẩm nghệ thuật như phim, vở kịch hoặc chương trình truyền hình. Kịch bản được sử dụng như một kế hoạch cho quá trình sản xuất và biểu diễn, giúp đạo diễn, diễn viên và những người tham gia hiểu các yêu cầu cụ thể của tác phẩm.

Kịch bản được viết bởi một người viết kịch bản chuyên nghiệp, nhà làm phim, hoặc người trong đội ngũ sản xuất tác phẩm. 

viet-kich-ban-hap-dan

Một số đặc điểm nổi bật nhất của kịch bản đó là:

  • Cấu trúc: Kịch bản thường có cấu trúc rõ ràng, gồm các mục tiêu và phân đoạn chi tiết về cảnh quay, đối thoại, hành động và chỉ dẫn kỹ thuật. Cấu trúc này giúp tạo ra sự liên kết logic giữa các phần của tác phẩm.
  • Mô tả cảnh quay: Kịch bản mô tả chi tiết về không gian của mỗi cảnh quay. Bao gồm các chỉ dẫn về nội thất, ngoại thất hoặc các địa điểm đặc biệt. 
  • Đối thoại: Kịch bản chứa các đoạn đối thoại giữa các nhân vật. Đối thoại sẽ mô tả những gì nhân vật nói và thường được đặt trong dấu ngoặc kép. Nó cũng có thể bao gồm hướng dẫn về cách diễn đạt tâm lý và cử chỉ của nhân vật.
  • Hành động: Kịch bản mô tả các hành động và hoạt động của các nhân vật trong từng cảnh quay. Nó giúp diễn viên hiểu và thực hiện các hành động cần thiết để phù hợp với câu chuyện.
  • Chỉ dẫn kỹ thuật: Kịch bản có thể bao gồm nội dung về ánh sáng, âm thanh, trang phục và các yếu tố kỹ thuật khác. Điều đó giúp đạo diễn và ekip sản xuất hiểu và thực hiện các yêu cầu kỹ thuật cho tác phẩm.

Những đặc điểm này giúp kịch bản trở thành công cụ quan trọng trong quá trình sản xuất một tác phẩm nghệ thuật. 

Cách viết kịch bản hấp dẫn, gây ấn tượng mạnh

viet-kich-ban-tai-Vnskills-Academy

 

Sau khi đã nắm được kịch bản là gì và những đặc điểm của kịch bản, Vnskills Academy sẽ hướng dẫn bạn cách viết kịch bản chi tiết trong phần này. Các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Chuẩn bị

  • Tham khảo các kịch bản mẫu

Nếu lĩnh vực bạn đang làm là làm phim thì bạn nên tham khảo các kịch bản phim mẫu, đặc biệt là lời thoại kịch bản của những bộ phim nổi tiếng. Thông qua những kịch bản này, bạn có thể học hỏi được cách trình bày kịch bản theo form chuẩn nhất.

  • Lên ý tưởng

Một ý tưởng hay đồng nghĩa với việc bạn sẽ xây dựng được một kịch bản hay. Đầu tiên, hãy lên sẵn bộ khung cho ý tưởng, hay còn được gọi là cốt truyện. Sau khi đã lên được ý tưởng chính thì bạn nên triển khai thêm những ý tưởng phụ liên kết với ý tưởng chính để làm rõ nội dung mình muốn hướng tới. Điều này sẽ giúp cho câu chuyện mạch lạc và có nhiều đoạn cao trào hơn.

Bước 2: Thực hiện cách viết kịch bản chuyên nghiệp 

Sau khi chuẩn bị xong thì bước tiếp theo trong cách viết kịch bản đó chính là thực hiện viết kịch bản. Cụ thể, bạn nên tiến hành theo quy trình sau đây.

Lên đề cương cho câu chuyện

  • Độ dài: Độ dài của kịch bản sẽ tùy thuộc vào thể loại và cách xây dựng kịch bản của bạn. Thông thường, đối với những kịch bản phim mẫu sẽ chiếm độ dài lớn nhất (khoảng 120 trang).
  • Nội dung: Không rườm rà, lan man, chú ý cắt bỏ những phân đoạn không có sự liên quan đến cốt truyện, sự dài dòng sẽ khiến kịch bản của bạn kém hấp dẫn và gây rối. 
  • Chú ý tập trung vào những diễn biến chính, những mâu thuẫn và kịch tính để đẩy kịch bản lên cao trào.

Phân cảnh cho kịch bản

Tùy thuộc vào nội dung kịch bản mà bạn xây dựng sẽ có cách phân cảnh khác nhau. Thông thường, khi phân cảnh cho kịch bản, người ta sẽ chia thành 3 phần khác nhau là:

  • Phần 1: Bối cảnh: Bạn sẽ giới thiệu chung về nhân vật cũng như bối cảnh chính (nông thôn, thành thị, gia đình, công sở hay một môi trường khác).
  • Phần 2: Đây là phần chính của câu chuyện. Cụ thể, bạn sẽ tập trung khai thác sự thay đổi của nhân vật để đẩy cao trào của câu chuyện.
  • Phần 3: Hạ màn: Tức là phần kết thúc. Trong phần này mọi mâu thuẫn sẽ được giải quyết và kết thúc câu chuyện (có thể là kết thúc có hậu hoặc không có hậu).

Bổ sung thêm các phân đoạn

Trong cách viết kịch bản, việc bổ sung thêm các phân đoạn sau khi đã phân cảnh được xem là bước không thể thiếu. Nguyên nhân là vì trong quá trình phân cảnh, bạn rất dễ gặp những lỗ hổng khiến cho câu chuyện thiếu đi sự mạch lạc và gây khó hiểu cho người xem. Vì vậy, sau khi phân cảnh xong, hãy chú ý rà soát lại và bổ sung thêm các phân đoạn (nếu có). 

Xây dựng lời thoại

  • Lời thoại không nhất thiết phải quá dài: Lời thoại nên ngắn gọn, súc tích và có điểm nhấn.
  • Lời thoại tập trung vào tính cách nhân vật: Tùy thuộc vào nhân vật mà bạn nên xây dựng lời thoại phù hợp. Giải sử, đối với những nhân vật dịu dàng, hiền lành thì bạn nên dùng câu thoại mang tính chất nhỏ nhẹ. Còn đối với nhân vật có tính cách bặm trợn thì bạn nên dùng ngôn ngữ mang tính hằn học và gắt gỏng hơn.

Bước 3: Trình bày kịch bản

viet-kich-ban-chuyen-nghiep

Một kịch bản chuẩn cần đáp ứng những yêu cầu trình bày như sau:

Cách đặt kích thước trang giấy, cỡ chữ

  • Kịch bản sẽ được trình bày trên khổ giấy A4, lề trên và lề dưới được căn ở mức 0.5 và 1cm. Còn lề trái được căn ở mức 1.2 – 1.6cm, lề phải là 0.5 – 1cm. Số trang sẽ được đánh ở góc trên cùng bên phải, riêng trang ghi tiêu đề phim thì không đánh số.
  • Phông chữ sử dụng để viết kịch bản phim là Courier cỡ 12. Theo quy định, một trang kịch bản với phông chữ Courier sẽ tương ứng với 1 thước phim.

Tham khảo thêm: 

Định dạng kịch bản

  • Mở cảnh: Mở cảnh hay còn được gọi là bối cảnh của câu chuyện. Đối với phần này thì bạn cần viết hoa toàn bộ, sau đó ghi chú đây là bối cảnh ngoại (ngoài trời) hay nội (trong nhà).
  • Độ dài đoạn văn: Độ dài lý tưởng của 1 đoạn văn trong kịch bản là 5 – 6 dòng.
  • Tên nhân vật: Tên nhân vật thì bạn nên viết hoa và cách lề trái 3.5cm. Nếu ngôn ngữ nhân vật là thuyết minh thì bạn viết chữ V.O bên cạnh, còn nếu là ngôn ngữ hình thể thì bạn viết chữ O.S.
  • Lời thoại: Lời thoại nằm ngay dưới tên của nhân vật, cách lề trái 2.5cm và cách lề phải từ 2 – 2.5cm.

Bước 4: Chỉnh sửa kịch bản

  • Loại bỏ chi tiết thừa: Sau khi viết xong kịch bản, bạn nên nghỉ ngơi thư giãn đầu óc từ 1 – 2 tuần rồi quay lại đọc kịch bản của mình. Việc nghỉ ngơi sẽ giúp bạn tạm “quên” đi kịch bản gốc để có được cái nhìn khách quan và mới mẻ cho kịch bản của mình. 
  • Tiếp tục sửa cho đến khi hài lòng: Bạn cần xem lại cốt truyện và nhân vật một cách kỹ lưỡng để sửa lại những điểm chính. Bạn có thể chú ý đến các câu từ, lời thoại và hành động chưa nhất quán của các nhân vật tất cả các chi tiết nhỏ nhất.

Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn định nghĩa kịch bản là gì và các quy tắc xây dựng kịch bản. Vnskills Academy hy vọng những thông tin bổ ích trên sẽ giúp bạn sáng tạo nên những kịch bản hay, chất lượng và thu hút được thật nhiều người xem!

 

Đánh giá bài viết này nếu bạn thấy hay

5/5 - (1 bình chọn)

Chia sẻ bài viết này:

Bài viết liên quan

.
.
.
.