Ngành làm phim kỹ thuật số là gì? Ngành làm phim kỹ thuật số được đánh giá là một trong những lĩnh vực đầy tiềm năng và phát triển nhanh chóng trong kỷ nguyên số. Nhất là khi các nền tảng social media như youtube, tik tok phát triển mạnh mẽ đã mở ra nhiều cơ hội mới cho các bạn trẻ đam mê làm phim. Vậy ngành làm phim kỹ thuật số là gì? Cơ hội nghề nghiệp và triển vọng phát triển của ngành ra sao? Cùng VnSkills Academy khám phá nhé.
Ngành làm phim kỹ thuật số là gì?
Ngành làm phim kỹ thuật số là thuật ngữ chỉ các dòng phim hiện đại được tạo nên bởi các máy quay, máy ảnh kỹ thuật số. Chúng cũng bao gồm các kỹ thuật bao quát dựng hình như xây dựng nhân vật và bối cảnh bằng vi tính.
Với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các thiết bị kỹ thuật số, ai cũng có thể trở thành một nhà sáng tạo nội dung. Chi phí làm phim kỹ thuật số sẽ thấp hơn, khả năng chia sẻ và tương tác cao hơn. Với các sản phẩm phim kỹ thuật số thu hút, đem lại giá trị tích cực cho cộng đồng sẽ nhận được sự đón nhận của rất nhiều người.
Vậy điểm khác nhau giữa ngành biên kịch, đạo diễn, quay phim với ngành làm phim kỹ thuật số là gì? Khác với các ngành khác tập trung vào chính chuyên môn của mình, ngành làm phim kỹ thuật số đem đến cho bạn kiến thức tổng thể về làm phim.
Điều này giúp cho các nhà làm phim có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau, có thể trở thành giám đốc sản xuất. Tuy nhiên, việc học khái quát mang lại nhược điểm là bạn không có kiến thức chuyên sâu so với các sinh viên chuyên ngành biên kịch, đạo diễn,…Do đó, các bạn khi theo đuổi ngành làm phim kỹ thuật số cần tự xác định rõ chuyên môn của mình và học bổ sung chuyên môn đó nhé.
Sự phát triển của ngành làm phim kỹ thuật số
Trong những năm gần đây, thị trường điện ảnh Việt Nam trở nên sôi động hơn bao giờ hết với những con số doanh thu phòng vé ấn tượng. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh nhưng ngành làm phim kỹ thuật số vẫn rất phát triển. Bởi nhu cầu giải trí, thư giãn của con người ngày càng tăng lên.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ 4.0, nhiều nhãn hàng chi mạnh tay trong việc thúc đẩy các video quảng cáo. Nhất là sự cạnh tranh khốc liệt của các sàn thương mại điện tử như Lazada, shopee, tiki,…Các video đa dạng phong cách, thể loại với âm nhạc bắt tai, nội dung độc đáo không ngừng được tung ra nhằm thu hút sự chú ý của người dùng.
Những điều này đã báo hiệu sự phát triển mạnh mẽ của ngành làm phim kỹ thuật số. Cùng sự “khát” nhu cầu nhân lực chất lượng cao không ngừng gia tăng. Ngành làm phim kỹ thuật số luôn là “mảnh đất màu mỡ” cho nhiều tài năng ươm mầm đam mê.
Ngành làm phim kỹ thuật số học gì?
Ngành làm phim kỹ thuật số sẽ cung cấp cho bạn các kiến thức tổng quan về ngành công nghiệp làm phim nói chung. Từ việc sáng tạo, sản xuất ra tác phẩm phim, phát hành phim, tạo nguồn kinh phí tái sản xuất cho đến bảo vệ thành quả sáng tạo.
Khi học ngành làm phim kỹ thuật số, bạn sẽ được học các môn học tiêu biểu như: Văn học và điện ảnh, lịch sử mỹ thuật, điện ảnh đại cương, tâm lý học và điện ảnh, kịch bản phim ngắn, lịch sử điện ảnh và truyền hình. Ngoài ra, bạn sẽ được học các môn khác như: Dựng phim, sản xuất và hậu kỳ âm thanh, nghiệp vụ quay phim, nghiệp vụ biên kịch, đạo diễn, các phần mềm,…
Các tố chất cần có để học ngành làm phim kỹ thuật số là gì?
Người làm trong lĩnh vực nói chung và ngành làm phim kỹ thuật số nói riêng cần phải sở hữu các tố chất như: Sự sáng tạo, năng động, tư duy nghệ thuật tốt, khả năng giao tiếp, vốn ngoại ngữ, niềm đam mê,…Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng vị trí công việc bạn đảm nhiệm sẽ có những yêu cầu đặc thù khác nhau. Chẳng hạn như:
- Đạo diễn: Để trở thành một đạo diễn xuất sắc, bạn cần có tố chất tư duy lãnh đạo, sự am hiểu văn hóa và sáng tạo đổi mới trong phong cách thể hiện.
- Biên kịch: Đây là công việc đòi hỏi sự sáng tạo, khả năng dùng từ và viết lách tốt. Bên cạnh đó không thể thiếu tố chất chịu được áp lực công việc cao với khối lượng công việc khổng lồ.
- Nhà dựng phim: Có thể nói dựng phim là công việc kết hợp giữa kỹ thuật và nghệ thuật. Để làm tốt công việc, bạn cần có sự cẩn thận, khéo léo, khả năng làm việc nhóm tốt, có kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ, yêu thích công nghệ,…
- Nhà sản xuất (producer): Nhà sản xuất là chủ dự án hay chính là người đầu tư kinh phí chính cho bộ phim. Để trở thành nhà sản xuất, bạn cần có khả năng tư duy phân tích, năng lực tổ chức và tính toán tốt. Ngoài ra bạn cũng cần có thêm khả năng giao tiếp để có thể làm việc hiệu quả với tổ biên kịch.
Xem thêm: Nghề dựng phim là gì?
Cơ hội nghề nghiệp và mức lương của ngành làm phim kỹ thuật số
Cơ hội nghề nghiệp của ngành làm phim kỹ thuật số
Ngành làm phim kỹ thuật số là lĩnh vực rộng mở và cực kỳ tiềm năng. Khi đến với ngành học này, bạn có thể đảm nhiệm các vị trí công việc như:
- Đạo diễn hình ảnh DOP (Director of Picture)
- Dựng phim (Film Editor)
- Nhà sản xuất (Producer)
- Quay phim (Camera Operator)
- Người chỉnh màu (Colorist)
- Nghệ sĩ tạo hình (Concept illustrator)
Giám đốc thiết kế mỹ thuật (Art Director) - Chuyên viên phát triển nội dung số,…
Với vị trí làm việc đa dạng, bạn có thể làm việc tại các hãng phim, công ty giải trí, âm nhạc, đài truyền hình, các hãng quảng cáo. Tự mở công ty chuyên về sản xuất, kinh doanh phim và các sản phẩm truyền thông quảng cáo. Ngoài ra, bạn có thể tham gia vào việc quản lý của nhà nước về điện ảnh, truyền hình.
Mức lương của ngành làm phim kỹ thuật số là gì?
Ta thường nghe thấy rất nhiều thông tin như “MV này được đầu tư khủng đến vài trăm triệu” hay “bộ phim ăn khách này được đầu tư hàng tỷ đồng”. Với con số đầu tư khủng vậy, đã bao giờ bạn tự hỏi lương của các nhà làm phim kỹ thuật số là bao nhiêu chưa. Trên thực tế, tùy vào từng vị trí công việc mà bạn đảm nhận sẽ có mức lương khác nhau.
- Công việc dựng phim: thu nhập thường rơi khoảng 80-100 triệu đồng đối với nhân sự thường. Nhân sự cấp cao hơn sẽ nhận từ 100-150 triệu đồng cho mỗi dự án.
- Công việc biên kịch: Đối với các bộ phim thương mại lớn, mức thù lao thường rơi khoảng từ 400-450 triệu đồng cho 1 dự án khoảng 2 năm. Đối với các dự án nhỏ hơn trừ 4-5 tháng, mức thù lao sẽ rơi vào khoảng từ 80-200 triệu đồng.
- Cát-sê cho đạo diễn trung bình hiện nay dao động trong khoảng từ 8-12 triệu đồng/tập. Một bộ phim khoảng 30 tập quay trong 2 tháng, đạo diễn sẽ nhận khoảng 300 triệu đồng/phim. Các đạo diễn giỏi có thể nhận được thu nhập hơn 1 tỷ mỗi năm nếu làm việc chăm chỉ.
Có thể thấy ngành làm phim kỹ thuật số là công việc cực kỳ tiềm năng với mức lương rộng mở. Đây sẽ là lĩnh vực rất hấp dẫn cho các bạn đam mê làm phim kỹ thuật số. Hy vọng rằng thông qua bài viết của VnSkills Academy đã giúp bạn hiểu hơn về ngành làm phim kỹ thuật số là gì. Từ đó có được những lựa chọn phù hợp định hướng cho sự nghiệp tương lai nhé.