Thiết Kế Đồ Hoạ Game Sẽ Làm Những Gì? Giải Đáp Chi Tiết

Thiết kế đồ họa game sẽ làm những gì? Đây là câu hỏi mà nhiều bạn trẻ đam mê thiết kế đồ họa game luôn tìm kiếm câu trả lời. Với sự phát triển vượt bậc của ngành thiết kế đồ họa game, cơ hội việc làm cũng ngày càng mở rộng. Trong bài viết này, hãy cùng VnSkills Academy tìm hiểu chi tiết các công việc mà một nhà thiết kế đồ họa game có thể làm nhé.

Thiết kế đồ họa game sẽ làm những gì?

Hiểu đúng về thiết kế đồ họa game – Thiết kế đồ họa game sẽ làm những gì?

Thiết kế đồ họa game là gì? 

Để biết được thiết kế đồ họa game sẽ làm những gì, trước tiên bạn phải hiểu đúng về ngành này. Thiết kế đồ họa game là công việc sử dụng các kỹ năng nghệ thuật và đồ họa, kết hợp cùng các phần mềm công nghệ để tạo ra các yếu tố hình ảnh trong trò chơi điện tử. Thiết kế đồ họa game bao gồm thiết kế:

  • Nhân vật game
  • Môi trường trong game
  • Vật thể trong game
  • Hiệu ứng

Những người làm trong lĩnh vực thiết kế đồ họa game có thể làm việc ở nhiều nơi khác nhau, ví dụ như công ty game, công ty công nghệ, hay freelance. Vậy thiết kế đồ họa game sẽ làm những gì? Hãy tiếp tục tìm hiểu nhé!

Thiết kế đồ họa game khác gì với thiết kế đồ họa thông thường?

Nhiều người lầm tưởng thiết kế đồ họa game là làm những công việc giống với thiết kế đồ họa in ấn. Tuy nhiên đây là hai ngành có rất nhiều khác biệt.

Khía cạnh Thiết Kế Đồ Họa Game Thiết Kế Đồ Họa Thông Thường
Tính chất Tương tác và động Tĩnh và in ấn
Trọng tâm Trải nghiệm người chơi Thông điệp và nhận diện thương hiệu
Sản phẩm điển hình Nhân vật, môi trường, giao diện game Poster, logo, brochure
Đối tượng sử dụng Người chơi game Người tiêu dùng và doanh nghiệp

 

Thiết kế đồ họa game sẽ làm những gì?

Concept Artist

Concept Artist chính là người tạo ra các bản phác thảo các nhân vật, môi trường, và vật thể trong game. Sau đó từ bản phác thảo này, họ tiếp tục phát triển và điều chỉnh hình ảnh trong game. Công việc này đòi hỏi

  • Khả năng vẽ tay tốt và khả năng sử dụng các phần mềm thiết kế đồ họa như Photoshop, Illustrator.
  • Khả năng sáng tạo và tưởng tượng phong phú.
  • Hiểu biết về màu sắc, ánh sáng và bố cục.
  • Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm tốt.

 

Thiết kế đồ họa game sẽ làm những gì?

Tạo hình 3D (3D Modeler)

Thiết kế đồ họa sẽ làm những gì? Sau khi có bản phác thảo hình ảnh, 3D Modeler là người tạo ra các mô hình 3 chiều của các hình ảnh này trên một số phần mềm như Blender, Maya, hoặc 3ds Max. Để làm tốt việc này, cần:

  • Kỹ năng sử dụng phần mềm tạo hình 3D: Blender, Maya, 3ds Max.
  • Tư duy hình học không gian tốt, có kiến thức về tỷ lệ và kết cấu của các vật thể.

2D/3D Animator

Sau khi có đầy đủ kiến thức về thiết kế đồ họa game, bạn có thể thiết kế hoạt họa 2D hoặc 3D.  2D Animation đòi hỏi việc vẽ và tạo ra các keyframe cho các chuyển động cho nhân vật, đối tượng, cảnh nền trong game. 2D Animator bắt buộc phải thành thạo sử dụng các công cụ hoạt hình 2D như Adobe Animate, Toon Boom Harmony.

Khác với 2D Animator cần thiết kế đồ họa trên mặt phẳng, 3D Animator tạo và điều chỉnh chuyển động cho các mô hình 3D. Phần mặt sử dụng cũng khác, bao gồm Maya, Blender, 3ds Max.

thiết kế đồ họa game sẽ làm những gì

Texturing Artist

Thiết kế đồ họa game sẽ làm những gì? Sau khi có những mô hình 3D, Texturing Artist sẽ tạo ra các hình ảnh và chất liệu bề mặt (textures) để phủ lên các mô hình này. Các mô hình do Modeler tạo ra chỉ có màu xám đơn sắc. Nhiệm vụ của Texturing Artist là thêm màu sắc và quyết định chất liệu bề mặt để các mô hình trở nên sống động và thực tế hơn.

Ví dụ, Texturing Artist tạo ra các bề mặt chi tiết cho các nhân vật như da của một con rồng, rỉ sắt, hoặc áo giáp của một chiến binh, giúp chúng trông chân thực và hấp dẫn hơn trên màn ảnh. Texturing Artist cần phải:

  • Hiểu biết về màu sắc, ánh sáng, và chất liệu.
  • Có kỹ năng sử dụng phần mềm 3D
  • Sử dụng các phần mềm như Photoshop, Substance Painter, hoặc Mari 

 

Thiết kế đồ họa game sẽ làm những gì?

VFX Artist 

VFX (viết tắt của Visual Effects) là các hiệu ứng trong game để làm trò chơi sinh động và chân thực hơn. Ví dụ ánh sáng, bóng, khói, lửa, nước, cháy nổ, hạt mưa, tuyết rơi, và nhiều hiện tượng hình ảnh khác. VFX Artist chính là người có nhiệm vụ tạo ra các hiệu ứng này. Họ cần có kỹ năng:

  • Hiểu biết về ánh sáng, màu sắc và chuyển động.
  • Thành thạo phần mềm như After Effects, Nuke, Houdini.

 

Thiết kế đồ họa game sẽ làm những gì?

UX/UI Artist

UX/UI Artist sẽ tạo các yếu tố đồ họa như nút bấm, menu, biểu tượng sao cho phù hợp với game, đồng thời tạo wireframe, prototype để tối ưu hóa trải nghiệm người chơi. Việc này đòi hỏi:

  • Sử dụng thành thạo phần mềm thiết kế chuyên dụng (Figma, Adobe XD, Ps,…)
  • Sử dụng thành thạo các công cụ tạo prototype như Axure, InVision.

Tố chất cần có – Thiết kế đồ họa game sẽ làm những gì?

Niềm đam mê với game 

Niềm đam mê với game là yếu tố quan trọng nhất trong thiết kế đồ họa game bởi vì sự nhiệt huyết và yêu thích game chính là nguồn cảm hứng vô tận cho mọi thiết kế. Sự yêu thích này thúc đẩy tinh thần làm việc, sáng tạo, vượt qua khó khăn để giúp một nhà thiết kế đồ họa game theo đuổi công việc của mình.

Khả năng sáng tạo

Sáng tạo là yếu tố cốt lõi trong thiết kế đồ họa game. Một chuyên viên thiết kế đồ họa cần phải có những ý tưởng độc đáo trong mọi thiết kế để cuốn hút người chơi. Chính sự sáng tạo làm cho mỗi tựa game khác biệt và thu hút theo cách riêng.

Tư duy thẩm mỹ

Thiết kế đồ họa game đòi hỏi khả năng cảm nhận tốt về màu sắc, ánh sáng, và bố cục.  Để phát triển nhạy cảm về thẩm mỹ, nhà thiết kế thường xuyên phải cập nhật xu hướng mới, học hỏi từ các tác phẩm nghệ thuật kinh điển và không ngừng rèn luyện kỹ năng quan sát.

Tổng Kết

Vậy bạn đã có thể trả lời cho câu hỏi thiết kế đồ họa game sẽ làm những gì. Nhìn chung đây là một ngành hot, có thể mang đến nhiều cơ hội làm việc hấp dẫn trong tương lai. Để có những kiến thức vững chắc về ngành này, hãy tham gia khóa học thiết kế đồ họa game chuyên nghiệp tại VnSkills Academy để có cơ hội được học hỏi từ những giảng viên giàu kinh nghiệm trong ngành, tham gia vào các dự án thực tế và sử dụng các công cụ thiết kế hiện đại nhất. 

Đánh giá bài viết này nếu bạn thấy hay

Vui lòng đánh giá

Chia sẻ bài viết này:

Bài viết liên quan

.
.
.
.