Vfx là gì? “Phù thủy” tạo nên những kỹ xảo điện ảnh mãn nhãn

vfx-la-gi

Vfx là gì? Visual Effect (Vfx) là yếu tố quan trọng góp phần làm nên sự thành công của nền điện ảnh “bom tấn” hiện tại. Chính yếu tố kỹ xảo đầy độc đáo đã đem đến cho người xem sự bất ngờ, đầy lôi cuốn với những hiệu ứng “ảo diệu”. Vậy Vfx là gì? “Phù thủy” Vfx có điểm gì thú vị mà lôi cuốn đến vậy? Hãy cùng VnSkills Academy đi tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Vfx là gì?

VFX là cụm từ viết tắt của Visual Effect. Chúng được hiểu là những kỹ xảo, hiệu ứng hình ảnh được sử dụng rất nhiều trong các bộ phim, hoạt hình, quảng cáo, MV, game,…Hiểu đơn giản thì VFX sẽ giúp bạn biến những điều không thực thành những cảnh quay sống động, kỳ ảo như thật.

Thông qua đó, VFX giúp ta tạo ra được những cảnh quay ấn tượng, tiết kiệm chi phí và giảm tính nguy hiểm cho diễn viên với các cảnh quay khó thực hiện. Nếu bạn yêu thích làm phim hoặc muốn có cơ hội hợp tác với các ngôi sao lớn. Thì VFX Artist là công việc đầy thú vị mà bạn nên thử sức.

vfx-la-gi

Một vài điều thú vị về ngành VFX có thể bạn chưa biết

Công nghệ số phát triển, cũng là khi các bộ phim thể loại kỳ ảo, bom tấn, siêu nhiên, kinh dị,…lên ngôi. Khiến các “mọt phim” không khỏi điêu đứng bởi những kỹ xảo đầy cuốn hút. Vậy bạn đã bao giờ thắc mắc chúng được tạo thành như thế nào chưa?

Câu trả lời đó chính là nhờ vào VFX (Visual effect). Hầu hết các cảnh quay sẽ được dàn cast trên phim trường thực hiện trên nền phông xanh. Sau đóng chúng sẽ được đội ngũ VFX ở công đoạn hậu kỳ tiến hành chỉnh sửa. Các bạn VFX sẽ tiến hành xử lý các hiệu ứng hình ảnh và tìm ra cách để có thể truyền tải nội dung một cách chân thực tới người xem. 

Quy trình sản xuất một sản phẩm công nghệ VFX sẽ cần trải qua hai công đoạn chính là: công đoạn tiền kỳ và hậu kỳ.

  • Công đoạn tiền kỳ: Người dựng phim phải nắm bắt và hiểu được ý đồ của đạo diễn để từ đó tạo mô hình, bối cảnh, các hiệu ứng Cg,…phục vụ việc quay phim.
  • Công đoạn hậu kỳ: Đội ngũ VFX sẽ ghi lại quỹ đạo chuyển động của máy quay trong không gian 3D. Tiến hành vẽ các nền cảnh viễn tưởng, cắt đồ họa nhân vật, xử lý đồ họa chuyển động ánh sáng,…Ngoài ra, các VFX sẽ giả lập không gian xung quanh và ghép vào các đoạn phim để có các video hoàn chỉnh.

visual-effect-la-gi

Do đó, việc hiểu được VFX là gì sẽ giúp bạn có được chiếc “chìa khóa” mở cửa ngành công nghiệp sáng tạo đầy năng động này. Qua đó, các bạn có được nền tảng vững chắc khi bước chân vào ngành nghề và đạt được vị trí công việc mà bạn mong muốn.

Những vị trí mà bạn có thể đảm nhiệm trong ngành Vfx là gì?

Art Department – Phòng mỹ thuật

Các nhân viên thuộc bộ phận mỹ thuật sẽ phụ trách việc thiết kế đồ họa, bối cảnh, đạo cụ,…trên phim trường. Bằng cách biến những ý tưởng dạng chữ thành hình ảnh mà mọi người có thể hiểu được. Từ đó, ta sẽ có cái nhìn khái quát nhất về ý tưởng nội dung, concept, góc quay trên phim trường.

Pre-visualization

Công việc thuộc bộ phận này đó là biến các bản vẽ 2D đã được thực hiện ở phòng mỹ thuật thành đồ họa 3D giản thể. Nhằm giúp cho các team ở khâu sản xuất và ở hậu kỳ có được sự thống nhất về mặt ý tưởng. Các cameraman sẽ biết nên thiết lập góc quay như thế nào cho phù hợp? Diễn viên nên đi đứng ra sao? Nét mặt, cử chỉ và thần thái biểu hiện sao cho tốt nhất,… Công đoạn pre-visualization sẽ là nơi đảm nhiệm tất cả các nhiệm vụ đó.

nghe-vfx-la-gi

Asset Department – nhà sáng tạo thành phần

Các nhà sáng tạo thành phần sẽ phụ trách thiết kế các bối cảnh thành phần như: tòa nhà, xe cộ, cây cối,…Công việc mày có thể kéo dài từ khâu tiền kỳ cho đến hết hậu kỳ. Các thành phần này sẽ được thực hiện nhờ sự trợ giúp của  Modeling Artist, Texture Painters (chất liệu), Shader Development và rigger (gắn xương). Đảm bảo cho mỗi thiết kế đều sống động như thật.

R&D – Nghiên cứu và phát triển

Ở khâu này, các bạn sẽ phải tạo ra các phần mềm mới hoặc các công việc mới để có thể thích nghi với độ khó của công việc. Để làm được công việc này đòi hỏi bạn cần có sự hiểu biết sâu rộng về khoa học máy tính và kỹ năng xử lý vấn đề. 

Animation – Nhà diễn hoạt

Trong bất bộ phim nào xuất hiện sự chuyển động thì sẽ không thể thiếu Animation. Bước này thường được thực hiện ngay khi phòng Asset Department thiết kế xong khâu model nhân vật của họ. Chỉ cần chúng nói hoặc thực hiện bất cứ hành động nào đều cần đến sự diễn hoạt.

nghe-vfx-la-gi

Matchmove

Bạn có thể hình dung matchmove giống như các app chụp ảnh trên điện thoại chứa các filter sẵn có. Tương tự như vậy, matchmove là việc bạn sử dụng các dữ liệu đã có khi quay phim để gắn những thành phần mong muốn vào các video sẵn có.

FX Simulation – Nhà mô phỏng

Đây là khâu mô phỏng lại các yếu tố: Nước, lửa, khói, bụi, cát,…mà ta khó kiểm soát được ngoài đời. Ngoài ra, các nghệ sĩ thường hay thiết kế tạo ra các hiệu ứng động đất, vụ nổ, thủy triều,…trong phim. Đây là vị trí yêu cầu về khả năng sáng tạo và yếu tố kỹ thuật cao.

Lighting Artist – Thiết kế ánh sáng

Lighting artist là người phụ trách thiết kế toàn bộ ánh sáng cho các cảnh quay, đảm bảo đem lại hiệu ứng tốt nhất. Đồng thời, người nghệ sĩ sẽ xem xét và thay đổi ánh sáng trên các video. Nhằm tạo ra những cảnh quay chân thực, tồn tại sống động nhất.

vfx-la-lam-gi

Rotoscoping – Tách nhân vật khỏi nền

Rotoscoping là công việc tách người hoặc nhân vật ra khỏi background. Nhằm thực hiện chuyển cảnh sang một background khác. Hoặc tiến hành chỉnh màu, thêm sáng cho nhân vật mà không gây ảnh hưởng tới chất lượng video. Để thực hiện được công việc này một cách dễ dàng, phần mềm Mocha của Boris FX là công cụ rất đáng để sử dụng.

Matte Paint

Nhiệm vụ chính của khâu matter paint đó là tạo ra các bối cảnh, background cho bộ phim. Sau cho khi gắn chúng với các đồ vật thực tế sẽ tạo nên bối cảnh đẹp mắt. Nghệ sĩ là ở khâu này thường phải có khả năng hiểu bối cảnh và vẽ tay rất tốt.

Compositing

Compositing là việc kết hợp các vật thể 3D không có thật vào các video sẵn có. Bạn có thể thấy chúng xuất hiện như cảnh Harry Potter cầm đũa phép và gọi ra thần hộ mệnh của mình vậy. Công việc này đòi hỏi phải có khả năng cảm nhận màu sắc, ánh sáng và tâm lý người xem tốt. 

 

Để trở thành VFX Artist cần những kỹ năng quan trọng nào?

Kỹ năng chuyên môn

Kỹ năng chuyên môn cần chuẩn bị trong ngành Vfx là gì? Đó là những kiến thức về điện ảnh, hình khối, ánh sáng và bối cảnh, thẩm mỹ thị giác, điêu khắc và giải phẫu,…Chúng sẽ là nền tảng quan trọng mà bạn cần nắm được để phục vụ cho công việc sau này. Đặc biệt trong lĩnh vực chỉnh sửa hậu kỳ, sản xuất phim và quay dựng, edit  video chuyên nghiệp.

Kỹ năng mềm

Trong bất cứ lĩnh vực nào thì kỹ năng mềm là yếu tố không thể thiếu. Đối với ngành Vfx, các kỹ năng mềm mà bạn cần trau dồi như: Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý dự án, kỹ năng sắp xếp thời gian,…Chúng đặc biệt quan trọng khi bạn phải teamwork và làm việc với rất nhiều người ở các phòng ban khác nhau. Để từ đó tìm ra được sự kết nối giúp công việc trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, sự tỉ mỉ, ham học học cũng là kỹ năng quan trọng mà bất cứ ai cũng cần có.

Khả năng sáng tạo

Với ngành Vfx sản xuất kỹ xảo hậu kỳ thì sáng tạo là yếu tố hàng đầu giúp bạn thăng tiến nhanh trong công việc. Khi thị trường phim ngày càng bùng nổ với nhiều kỹ xảo mới, ấn tượng. Để có thể bắt kịp xu hướng, không rập khuôn những cãi cũ thì sự sáng tạo là tiền đề cho sự đổi mới. Từ đó, ta mới có được nhiều video hay, hấp dẫn và ấn tượng nhất.

Bài viết trên của chúng mình đã chia sẻ với bạn về Vfx là gì, điểm thú vị của Vfx và sự đa dạng công việc thuộc ngành Vfx mà bạn có thể đảm nhận. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ đem đến cho các tín đồ đam mê kỹ xảo nhiều thông tin thú vị nhất. 

Đánh giá bài viết này nếu bạn thấy hay

5/5 - (1 bình chọn)

Chia sẻ bài viết này:

Bài viết liên quan

.
.
.
.