Học viết kịch bản phim ngắn sáng tạo, hấp dẫn cùng VnSkills Academy

hoc-viet-kich-ban-phim-ngan

Bạn mong muốn học viết kịch bản phim ngắn sáng tạo, thu hút người xem? Thế nhưng bạn lại đang gặp nhiều thách thức trong việc sáng tạo, xây dựng nội dung phim. Vậy thì hãy cùng VnSkills Academy khám phá những bí quyết học viết kịch bản phim ngắn đầy hấp dẫn qua bài viết này nhé. 

Kịch bản phim ngắn là gì?

Kịch bản phim ngắn là bản kế hoạch chi tiết cho một bộ phim ngắn. Kịch bản phim ngắn bao gồm nội dung, hình ảnh, âm thanh, diễn xuất,…Nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hướng và dẫn dắt quá trình sản xuất phim, giúp tạo ra một tác phẩm hoàn chỉnh và thu hút người xem. Một kịch bản phim ngắn thường nằm trong khoảng từ 10-20 trang giấy.

hoc-viet-kich-ban-phim-ngan

Đối với các bạn mới bắt đầu học viết kịch bản phim ngắn, việc nắm vững cấu trúc của kịch bản là điều quan trọng, Cấu trúc cơ bản của một kịch bản phim ngắn:

  • Trang tiêu đề: Bao gồm tên phim, tên tác giả, thông tin liên lạc, ngày tháng viết kịch bản. Trang tiêu đề sẽ cung cấp thông tin cơ bản về phim và tác giả.
  • Logline: Tóm tắt ngắn gọn nội dung chính của phim, thường chỉ trong một hoặc hai câu. Qua đó, logline giúp thu hút sự chú ý của người đọc và khơi gợi sự tò mò về nội dung phim.
  • Synopsis: Tóm tắt chi tiết nội dung phim, bao gồm các nhân vật chính, bối cảnh, cốt truyện và kết thúc. Người đọc hiểu rõ hơn về nội dung và thông điệp mà phim muốn truyền tải qua synopsis.
  • Phân cảnh: Chia nhỏ nội dung phim thành từng phân cảnh cụ thể, mô tả chi tiết bối cảnh, hành động, lời thoại và cảm xúc của nhân vật.
  • Danh sách nhân vật: Giới thiệu sơ lược về các nhân vật chính trong phim, bao gồm tên, tuổi, tính cách và vai trò.
  • Ghi chú: Bao gồm những thông tin bổ sung cho đạo diễn, diễn viên hoặc ê-kíp sản xuất. Chẳng hạn như hướng dẫn diễn xuất, hiệu ứng âm thanh hoặc hình ảnh.

Các bước học viết kịch bản phim ngắn chuyên nghiệp 

Bước 1: Tìm kiếm, xây dựng ý tưởng 

Tìm kiếm ý tưởng là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng trong quá trình học viết kịch bản phim ngắn. Một ý tưởng độc đáo, sáng tạo và thu hút sẽ là nền tảng cho một bộ phim thành công. Có rất nhiều cách tìm kiếm ý tưởng khác nhau. Bạn có thể tìm kiếm ý tưởng từ việc xem các bộ phim, âm nhạc, trong cuộc sống hàng ngày, trong cuộc nói chuyện với bạn bè,…

Khi đã có cho mình ý tưởng phù hợp, bạn hãy xây dựng ý tưởng đó sao cho thật chi tiết và cụ thể. Bên cạnh đó, khi xây dựng kịch bản bạn cần lưu ý xác định rõ đối tượng mục tiêu phim ngắn hướng đến là ai? Họ có những sở thích, mối quan tâm nào? Từ đó, bạn có thể đào sâu suy nghĩ của đối tượng mục tiêu và khai thác được insight của họ để tạo nên kịch bản ấn tượng. 

Bước 2: Tiến hành viết kịch bản

Xây dựng đề cương câu chuyện

Sau khi có ý tưởng và xây dựng được ý tưởng chi tiết, tiếp theo bạn sẽ cần xây dựng đề cương cho câu chuyện của mình. Đầu tiên, bạn hãy tóm tắt lại nội dung ý tưởng chính mà bạn định xây dựng. Tiếp theo đó, bạn phân chia câu chuyện thành các phần (hồi) chính. Đồng thời bạn cần xác định rõ nút thắt và cao trào trong kịch bản bạn xây dựng.

bi-quyet-hoc-viet-kich-ban-phim-ngan

Chẳng hạn như bạn đang có ý định xây dựng kịch bản phim ngắn với nội dung xoay quanh việc một nhóm bạn trẻ đi du lịch gặp phải các sự kiện ly kỳ, ma quái. Bạn có thể xây dựng câu chuyện chia thành 3 phần chính là: 

  • Phần 1: Nhóm bạn trẻ lên đường du lịch bụi.
  • Phần 2: Nhóm bạn trẻ gặp phải những sự kiện kỳ bí.
  • Phần 3: Nhóm bạn trẻ đối mặt với nguy hiểm và tìm cách thoát thân.

Trong đó, nút thắt câu chuyện sẽ là nhóm các bạn trẻ bị lạc đường và cao trào của câu chuyện là phân cảnh các bạn trẻ chiến đấu với quái vật. Việc xây dựng đề cương cụ thể và chi tiết sẽ giúp bạn xây dựng kịch bản mạch lạc và logic hơn khi học viết kịch bản phim ngắn.

Phân cảnh kịch bản và phân đoạn

Từ đề cương câu chuyện được xây dựng ban đầu, bạn hãy chia nhỏ câu chuyện thành từng phân cảnh cụ thể. Mỗi phân cảnh bạn nên tập trung vào một sự kiện hoặc tình tiết quan trọng. Tiếp sau đó, bạn hãy chia mỗi phân cảnh thành các phân đoạn (scene). Mỗi phân đoạn sẽ bắt đầu tập trung thành một hành động và lời thoại cụ thể.

Tiếp tục với ví dụ về chủ đề các bạn trẻ đi du lịch và gặp các sự kiện ma quái phía trên. Bạn có thể phân cảnh kịch bản và phân đoạn thành: 

  • Phân cảnh 1: Nhóm bạn trẻ lên đường du lịch bụi.

Phân đoạn 1.1: Nhóm bạn trẻ chuẩn bị hành lý.

Phân đoạn 1.2: Nhóm bạn trẻ lên xe và khởi hành.

  • Phân cảnh 2: Nhóm bạn trẻ gặp phải những sự kiện kỳ bí.

Phân đoạn 2.1: Nhóm bạn trẻ nghe thấy tiếng động lạ.

Phân đoạn 2.2: Nhóm bạn trẻ nhìn thấy những bóng người bí ẩn,…

Xác định bối cảnh phim

Một điều không thể thiếu đối với người học viết kịch bản phim ngắn đó là xác định bối cảnh của bộ phim. Bối cảnh sẽ đóng vai trò như một không gian gợi mở tâm trí người đọc, có khả năng gây ảnh hưởng đến các nhân vật và người xem. Bạn hãy xác định rõ thời gian, địa điểm diễn ra từng phân cảnh. Để người xem có thể hình dung rõ hơn, bạn có thể đi sây để mô tả chi tiết từng phân cảnh và phân đoạn. 

Viết lời thoại nhân vật

Tiếp đến là công đoạn quan trọng nhất khi học viết kịch bản phim ngắn, đó là viết lời thoại nhân vật. Lúc này biên kịch sẽ xây dựng lời thoại nhân vật dựa trên ý tưởng đã đưa ra trước đó. Lưu ý rằng, lời thoại được xây dựng phải thật tự nhiên, phù hợp với tính cách và hoàn cảnh nhân vật. Đồng thời lời thoại cần thể hiện được thông điệp và ý đồ mà bạn mong muốn truyền tải. 

Bước 3: Hoàn thiện và trình bày kịch bản

Sau khi đã hoàn thành phần nội dung kịch bản, bạn cần hoàn thiện và trình bày nó một cách chuyên nghiệp. Để kịch bản đạt được mức độ hoàn thiện tốt nhất, bạn hãy đọc đi đọc lại kịch bản thật nhiều lần. Đảm bảo không mắc các lỗi chính tả, câu chuyện có tính logic và mạch lạc. Bên cạnh đó, hãy dành thời gian chau chuốt những phân cảnh quan trọng, nhất là đoạn nút thắt và cao trào của câu chuyện.

hoc-viet-kich-ban-phim-ngan-an-tuong

Khi trình bày kịch bản, bạn cần sử dụng định dạng chuẩn về font chữ, cỡ chữ, khoảng cách dòng, lề,…Bạn có thể đặt tiêu đề cho các phân cảnh và phân đoạn để dễ dàng theo dõi. Có thể sử dụng thêm các hiệu ứng (in đậm, in nghiêng, gạch chân) để làm nổi bật các phần quan trọng. Đồng thời bạn cần nhớ đánh thêm số trang nhé. 

Cuối cùng, bạn hãy kiểm tra tất cả nội dung một lần nữa. Sau đó, bạn có thể chia sẻ kịch bản với bạn bè, đồng nghiệp hoặc những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực viết kịch bản để nhận được góp ý và hoàn thiện kịch bản một cách tốt nhất.

Bước 4: Sửa đổi bổ sung để hoàn thiện

Sau khi nhận được góp ý từ bạn bè, đồng nghiệp hoặc những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực viết kịch bản, bạn cần dành thời gian để sửa đổi và hoàn thiện kịch bản của mình. Bạn hãy xem xét, đọc kỹ những góp ý mà bạn nhận được và xác định các điểm cần sửa đổi. Nếu như có bất kỳ câu hỏi nào, bạn nên trao đổi với người góp ý để có thể hiểu rõ hơn. Đây cũng chính là công đoạn cuối cùng khi học viết kịch bản phim ngắn.

Xem thêm:

Bí quyết giúp bạn viết kịch bản phim ngắn hấp dẫn thú vị 

Để có thể xây dựng được một kịch bản phim ngắn hấp dẫn và thú vị, sẽ không thể tuyệt vời hơn nếu bạn tìm kiếm được các “khoảnh khắc giá trị”. Bởi người xem thường chỉ nhớ tới những phân cảnh nhất định, tạo điểm nhấn của bộ phim. Do đó, bạn có thể tập trung suy nghĩ để tìm ra các khoảnh khắc giá trị ấy thông qua việc xem và phân tích nhiều bộ phim khác nhau, khai thác từ chất liệu cuộc sống,…

Trên thực tế, để có thể xây dựng được kịch bản phim ngắn ấn tượng và thu hút không phải là chuyện đơn giản. Các biên kịch sẽ cần trải qua giai đoạn cân nhắc, suy nghĩ và loại bỏ nhiều ý tưởng khác nhau để có thể lựa chọn được ý tưởng phù hợp nhất. Do đó, VnSkills Academy khuyên rằng đối với các bạn học viết kịch bản phim ngắn đừng nản lòng thoái chí mà hãy cố gắng từng ngày rồi sẽ gặt hái quả ngọt nhé.

Đánh giá bài viết này nếu bạn thấy hay

Vui lòng đánh giá

Chia sẻ bài viết này:

Bài viết liên quan

.
.
.
.