Hướng dẫn tự học Adobe After Effect hiệu quả cho người mới bắt đầu

tu-hoc-adobe-after-effects

tu-hoc-adobe-after-effects

Bạn có đam mê và mong tìm hiểu về lĩnh vực sáng tạo đồ họa chuyển động, hay những kĩ xảo điện ảnh chuyên nghiệp mà chưa biết bắt đầu từ đâu? Vậy thì hãy cùng Vnskills Academy khám phá và giải đáp thắc mắc After Effects là gì và những hướng dẫn tự học Adobe After Effect hiệu quả trong bài viết dưới đây nha!

Phần mềm Adobe After Effect là gì? 

Khác với chương trình Photoshop dùng để xử lý hình ảnh tĩnh thì phần mềm After Effect (AE) được dùng để xử lý hình ảnh động, hiểu đơn giản là làm các kỹ xảo phim ảnh chuyên nghiệp. Nó được hãng Adobe phát triển với nhiều phiên bản cập nhật khác nhau.

Bởi vậy, một trong những lợi ích khi tự học Adobe After Effect đó là bạn sẽ có được một công cụ chuyên nghiệp để chỉnh sửa ảnh và video. Các dự án bạn thiết kế ra sẽ mang màu sắc riêng của bạn, khó lẫn với những sản phẩm của những nhà thiết kế khác. 

Tổng quan giao diện Adobe After Effect 

Muốn thao tác trên bất cứ phần mềm nào thì điều tiên quyết là bạn phải làm quen với giao diện phần mềm, nắm rõ được những mục cơ bản và tính năng của nó. Tiêu biểu trong phần mềm này là một số mục sau:

Khung Project: để quản lý các file quan trọng.

Timeline: để điều khiển các animation, effects… theo thời gian.

Đưa con trỏ chuột vào giữa hai panel: để điều chỉnh kích thước của từng panel

Các phím tắt hay dùng trong AE:

  • Alt + mouse wheel: phóng lớn vùng nhìn Timeline.
  • Mouse wheel: phóng lớn hoặc thu nhỏ vùng nhìn Composite.
  • Ctrl + Alt + B: đặt vùng làm việc dài bằng khoảng tồn tại của Layer.
  • Ctrl + N: tạo mới Composition
  • Ctrl + Alt + Shift + N: tạo mới thư mục
  • Ctrl +Shift + S: lưu file.

Một số thao tác cơ bản trong AE

  • File > Importv > File: để mở một file footage vào trong một project
  • Click phải chuột vào footage đang dùng > chọn Replace Footage (hoặc Ctrl + H): để thay thế file bằng một file khác
  • Composition -> New Composition: tạo một composition mới

Để sử dụng hiệu ứng AE, với những bạn mới làm quen với phần mềm nên có thể mở bằng cách chọn menu Effects ở trên thanh công cụ và sử dụng hiệu ứng trong đó. Vì các hiệu ứng đã được sắp xếp theo chủ đề, thể loại nên việc tìm kiếm và dùng thử mỗi hiệu ứng để chọn ra được cái ưng ý nhất cũng khá đơn giản và không mất nhiều thời gian.

Một số kỹ xảo hiệu ứng cơ bản dành cho người mới

Đối với một người mới, việc sử dụng hiệu ứng quá phức tạp sẽ gây cản trở quá trình sáng tạo của bạn. Chúng tôi đề xuất cho bạn một vài kỹ xảo nên dùng để thao tác quen với phần mềm như:

  • KungFu Energy Ball: hiệu ứng với các bộ lọc hạt mang lại cảm giác ” ma mị, thần bí”
  • 3D Light Casting: thường kết hợp cùng reverse -tracking để tạo một điểm sang, phù hợp cho việc tạo khối năng lượng như trong một vài shot hình ở phim siêu anh hùng.
  • Fracture Design: Hiệu ứng gãy những lớp layer trong không gian 3D ấn tượng, nhanh chóng
  • Earth Zoom: hiệu ứng tạo một Trái Đất phóng to dần, như đưa người xem đến gần hơn vào một miền đất mới
  • Speed Particles:  hiệu ứng giúp bạn hiểu được cách làm sao để tạo ra một văn bản giống như hạt cát đang bay trong không gian

Hướng dẫn tự học Adobe After Effect cơ bản cho người mới bắt đầu

tu-hoc-adobe-after-effects-cho-nguoi-moi-bat-dau

Nhận diện cấu trúc giao diện và các thành phần chính

Cấu trúc giao diện của After Effects gồm nhiều thành phần như là menu, Panel, Timeline Panel, Composition Panel, Project Panel, và Effects & Presets Panel. Mỗi phần sẽ có đặc điểm riêng như sau: 

  • Menu: Chứa các thư mục lớn để người dùng lựa chọn công cụ chỉnh sửa. 
  • Panel: Đây là các khu vực công việc chính trong giao diện. Người dùng hoàn toàn có thể sắp xếp lại và tổ chức các panel theo nhu cầu của mình.
  • Timeline Panel: Panel dùng để xem, chỉnh sửa thời gian và các yếu tố của các lớp và hiệu ứng trong dự án.
  • Composition Panel: Hiển thị kết quả trực tiếp của công việc bạn đang làm trong dự án.
  • Project Panel: Hiển thị tất cả các tài nguyên gồm hình ảnh, video và âm thanh được sử dụng trong dự án.
  • Effects & Presets Panel: Chứa các hiệu ứng và mẫu sẵn có để áp dụng vào các lớp trong dự án.

Nắm vững về công cụ và tính năng cơ bản

After Effects gồm những công cụ chính như là Pen, Text, Selection, Paint Brush, Mask, Motion Tracker, Roto Brush, các hiệu ứng và bộ lọc, Keyframe. Mỗi công cụ sẽ có chức năng chính đó là:

  • Công cụ Pen: Cho phép người dùng tạo và chỉnh sửa các đường dẫn (path).
  • Công cụ Text: Dùng để thêm và chỉnh sửa văn bản trong dự án của bạn.
  • Công cụ Selection: Cho phép bạn chọn và di chuyển các yếu tố trên màn hình.
  • Công cụ Paint Brush: Sử dụng để vẽ và tô màu trực tiếp trên cửa sổ xem.
  • Công cụ Mask: Dùng để tạo và chỉnh sửa các mask hay còn gọi là khu vực che phủ trên các lớp.
  • Công cụ Motion Tracker: Cho phép người dùng theo dõi chuyển động trong video và áp dụng thông tin theo dõi để tạo hiệu ứng chính xác.
  • Công cụ Roto Brush: Được sử dụng để tự động phân tách vật thể hoặc người trong nền.
  • Hiệu ứng và bộ lọc: After Effects cung cấp nhiều hiệu ứng và bộ lọc giúp video trở nên độc đáo và chuyên nghiệp.
  • Keyframe: Được sử dụng để tạo sự thay đổi giá trị thuộc tính theo thời gian. Bạn có thể tạo keyframe cho các thuộc tính như vị trí, độ xoay, tỷ lệ, màu sắc,…

Các kỹ thuật xử lý và biên tập video trong tự học Adobe After Effect

tu-hoc-adobe-after-effects-dung-cach

After Effects cung cấp nhiều kỹ thuật xử lý và biên tập video như cắt, dịch chuyển, thay đổi thứ tự, ghép nối video clips, điều chỉnh màu sắc, ánh sáng, độ tương phản, và hiệu ứng hình ảnh khác. Dưới đây sẽ là giới thiệu chi tiết về từng kỹ thuật chỉnh sửa này cho bạn tham khảo:

Các công cụ như cắt, dịch chuyển, thay đổi thứ tự và ghép nối video clips giúp bạn chỉnh sửa và biên tập video linh hoạt và dễ dàng hơn. Dưới đây là mô tả chi tiết về các công cụ này:

  • Cắt (Cut): Khi muốn cut video thành các phần nhỏ hơn, bạn sử dụng công cụ Razor Blade trong After Effects. Bạn có thể chọn công cụ Razor Blade từ thanh công cụ hoặc nhấn phím tắt C để kích hoạt nhanh. Khi sử dụng công cụ này, bạn có thể bấm chuột trái trên Timeline để cắt video thành các phần riêng biệt.
  • Dịch chuyển (Move): Nếu bạn muốn di chuyển các video clips trên Timeline thì công cụ Selection là lựa chọn phù hợp nhất . Bạn có thể chọn công cụ Selection từ thanh công cụ hoặc nhấn phím tắt V. Khi sử dụng công cụ này, bạn chỉ cần kéo video clips từ vị trí ban đầu và thả chúng vào vị trí mới trên Timeline.
  • Thay đổi thứ tự (Change Order): Phần mềm After Effects cho phép bạn thay đổi thứ tự của các video clips bằng cách kéo và thả chúng trên Timeline. Bạn có thể nhấn chuột trái trên video clip và di chuyển nó lên hoặc xuống trong danh sách các layer trên Timeline để thay đổi thứ tự hiển thị ban đầu của chúng.
  • Ghép nối (Concatenate): Để ghép nối các video clips, bạn hãy đặt các video nhỏ cạnh nhau trên Timeline. Khi các video clips nằm sát nhau, chúng sẽ tự động ghép nối lại thành một video dài hơn.

Với những thao tác cơ bản như cắt, dịch chuyển, thay đổi thứ tự và ghép nối video clips trong After Effects, bạn có thể chỉnh sửa và biên tập video của mình theo ý muốn. Những thao tác này vô cùng đơn giản khi tự học Adobe After Effect, chỉ cần tập trung là bạn đã có thể sử dụng chúng thành thạo sau 30 – 45 phút tự học. 

Thêm hiệu ứng và chuyển động cho video (transition, keyframe animation, etc.)

Khi tự học Adobe After Effect, bạn có thể sử dụng nhiều công cụ để thêm hiệu ứng và chuyển động cho video của mình như là Transitions, Keyframe Animation, Image Effects & Adjustments. Đặc điểm cụ thể của từng công cụ như sau:

Hiệu ứng chuyển tiếp (Transitions): After Effects mang tới cho người dùng một loạt các hiệu ứng chuyển tiếp như fade, wipe, dissolve, slide và nhiều loại khác. Cách để sử dụng các hiệu ứng chuyển tiếp này là kéo thả chúng từ panel Effects & Presets lên lớp video trong Timeline. Sau khi áp dụng hiệu ứng, bạn có thể điều chỉnh tham số của hiệu ứng để tạo ra hiệu ứng chuyển tiếp như ý muốn.

Keyframe Animation: Nhiệm vụ chính của Keyframe animation là cho phép bạn tạo hiệu ứng chuyển động cho các yếu tố trong video. Những thuộc tính có thể áp dụng Keyframe animation đó là vị trí, độ xoay, tỷ lệ, độ trong suốt,…

Để tạo keyframe, bạn chỉ cần chọn thuộc tính muốn điều chỉnh, sau đó nhấn nút keyframe chính là hình chấm tròn tại điểm thời gian mong muốn. Sau đó, di chuyển tới một điểm thời gian khác và điều chỉnh thuộc tính. Khi tạo keyframe, After Effects sẽ tự tạo hiệu ứng chuyển động mượt mà giữa các keyframe đó.

Điều chỉnh màu sắc, ánh sáng, độ tương phản, và hiệu ứng hình ảnh khác

Màu sắc, ánh sáng, độ tương phản cùng một số hiệu ứng hình ảnh khác đóng vai trò quan trọng quyết định tới sự hấp dẫn của video. Nếu bạn muốn tự học Adobe After Effect để edit video, bạn hãy tham khảo ngay những công cụ sau:

Hiệu ứng màu sắc (Color Effects)

Hiệu ứng chỉnh màu trong Adobe After Effect gồm có Levels, Curves và Hue/Saturation như sau:

  • Công cụ Levels: Công cụ này cho phép bạn điều chỉnh mức độ sáng và tối của hình ảnh. Bạn có thể tăng cường độ tương phản, điều chỉnh mức độ sáng và tối trong các vùng cụ thể của hình ảnh.
  • Công cụ Curves: Chức năng chính của Curves là điều chỉnh độ cong của đồ thị màu sắc, từ đó tạo ra các hiệu ứng tương phản và màu sắc độc đáo.
  • Công cụ Hue/Saturation: Công cụ này cho phép bạn điều chỉnh màu sắc và độ bão hòa của hình ảnh. Bạn có thể thay đổi màu sắc chính, điều chỉnh độ bão hòa và độ tương phản màu.

Hiệu ứng ánh sáng (Lighting Effects)

Để chỉnh hiệu ứng ánh sáng trong After Effects, bạn có thể sử dụng hai công cụ là Spotlight và Ambient Light như dưới đây:

  • Công cụ Spotlight: Công cụ Spotlight cho phép bạn tạo ra ánh sáng tương tự như đèn chiếu trực tiếp lên một vị trí cụ thể trong hình ảnh.
  • Công cụ Ambient Light: Công cụ Ambient Light giúp bạn thay đổi mức độ ánh sáng nền của hình ảnh. Bạn có thể tạo ra hiệu ứng ánh sáng tổng quát hoặc tạo điểm nhấn ánh sáng trong hình ảnh.

Hiệu ứng hình ảnh khác (Other Image Effects)

Các hiệu ứng hình ảnh khác trong After Effects gồm có Blur, Sharpen và Distort. Chức năng của từng công cụ như sau:

  • Công cụ Blur: Cho phép bạn làm mờ hình ảnh để tạo ra hiệu ứng mờ hoặc làm nổi bật một phần cụ thể trong hình ảnh.
  • Công cụ Sharpen: Cho phép bạn làm sắc nét hình ảnh bằng cách tăng độ rõ nét của các đường và chi tiết.
  • Công cụ Distort: Cho phép bạn biến đổi hình ảnh bằng cách kéo, xoay hoặc bóp méo theo ý muốn.

Những lưu ý khi bắt đầu tự học Adobe After Effect

tu-hoc-adobe-after-effects-hieu-qua

After Effect là phần mềm chỉnh sửa video chuyên nghiệp nên độ khó của nó sẽ hơn hẳn những ứng dụng thông thường như Canva hoặc Capcut. Chính vì vậy, trước khi tự học Adobe After Effect, bạn cần hiểu về video, đồ họa, và các khái niệm liên quan ở mức độ cơ bản. Những khái niệm bạn cần nắm được bao gồm kích thước khung hình, tỷ lệ khung hình, độ phân giải, màu sắc, ánh sáng và độ tương phản. Song song với đó, bạn cần chú ý tới những vấn đề sau:

  • Tìm hiểu về giao diện và các công cụ cơ bản: Khám phá giao diện After Effects và tìm hiểu về các công cụ cơ bản như Timeline, Composition, Project Panel, các công cụ xử lý và biên tập video.
  • Thực hành và tạo dự án nhỏ: Để hiểu rõ hơn về các tính năng và công cụ của After Effects, bạn nên thực hành thường xuyên với các dự án nhỏ. Không nên làm những dự án lớn và phức tạp vì điều này sẽ khiến bạn bị rối và không biết cách xử lý do còn thiếu kiến thức chuyên môn. 
  • Tận dụng tài nguyên học tập: Sử dụng các nguồn tài nguyên trực tuyến như video hướng dẫn, blog, diễn đàn và cộng đồng trực tuyến để tìm hiểu thêm về các kỹ thuật, kỹ năng và chia sẻ hữu ích từ những người đã có kinh nghiệm sử dụng After Effects.
  • Kiên nhẫn và kiên trì: Đây là một công cụ chỉnh sửa video tương đối phức tạp nên kiên nhẫn và kiên trì là yếu tố quan trọng trong quá trình tự học Adobe After Effect. Đừng nản lòng khi gặp khó khăn, bạn hãy tiếp tục thực hành và nghiên cứu để nâng cao khả năng sử dụng After Effects của mình.

Làm thế nào để làm chủ phần mềm After Effects?

Để có thể làm chủ và thành thạo công cụ After Effects, nhất là với người mới tự học Adobe After Effect, bên cạnh việc tự đọc thêm các giáo trình, bạn cũng nên tham khảo các khoá học bài bản và chuyên nghiệp, được hướng dẫn bởi các giảng viên giàu kinh nghiệm để có thể đạt được hiệu quả nhanh nhất. Đến với chương trình học After Effect của Vnskills Academy, bạn chắc chắn sẽ làm được những điều sau:

 

huong-dan-tu-hoc-adobe-after-effects

Module 1:

  • Không gian làm việc và quản lý tài nguyên
  • Tìm hiểu về Workspace
  • Tạo Project mới
  • Quản lý nguyên liệu thiết kế trong After Effect

Module 2:

  • Kiến thức cơ bản về Composition, Timeline
  • Sử dụng hiệu ứng trong Effect Panel

Module 3:

  • Tách nền và kỹ thuật sử dụng phông xanh trong After Effect.
  • Thực hành ghép ảnh, tách nền.

Module 4:

  • Tạo chuyển động cơ bản trong After Effect, Cách đảo ngược chuyển động.
  • Quy trình set Keyframe chuẩn trong After Effect.
  •  

Module 5:

  • Kỹ thuật sử dụng mặt nạ Mask
  • Text Animation cơ bản.
  • Thực hành tạo ảnh Gif từ Illustrator. 

Module 6:

  • Làm bài tập – Chữa bài

Mong rằng bài viết trên đã đem lại những thông tin hữu ích cho bạn khi tự học Adobe After Effect. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn về phần mềm After Effects thì hãy tham khảo ngay khóa học dành cho người mới bắt đầu tại Vnskills Academy nhé. Đừng quên theo dõi Blog của Vnskills Academy để cập nhật các tin tức và công cụ, xu hướng thiết kế trong thời gian tới bạn nhé!

Đánh giá bài viết này nếu bạn thấy hay

5/5 - (1 bình chọn)

Chia sẻ bài viết này:

Bài viết liên quan

.
.
.
.