10 Nguyên lý thiết kế giúp designer chinh phục đỉnh cao sáng tạo

nguyen-ly-thiet-ke

Nắm vững các nguyên lý thiết kế là nền tảng bắt buộc cho bất kỳ designer nào muốn tạo ra những sản phẩm chất lượng, thu hút. Với việc sắp xếp các yếu tố trong thiết kế một cách hợp lý, designer có thể tạo ra sự hài hòa về thị giác và dẫn dắt thị giác của người xem tốt hơn. Vậy có những nguyên lý thiết kế nào? Cùng VnSkills Academy tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Nguyên lý thiết kế là gì?

Nguyên lý thiết kế là những quy tắc cơ bản, cốt lõi giúp các nhà thiết kế tạo ra những sản phẩm đẹp mắt, hiệu quả và truyền tải thông điệp một cách rõ ràng. Hiểu và ứng dụng linh hoạt các nguyên lý thiết kế là điều cần thiết cho bất kỳ ai muốn thành công trong lĩnh vực thiết kế, từ thiết kế đồ họa, thiết kế web đến thiết kế thời trang, kiến trúc,…

Nguyên lý thiết kế cân bằng (Balance)

Cân bằng (Balance) là một trong những nguyên lý thiết kế cơ bản và quan trọng nhất, giúp tạo ra sự ổn định, dễ chịu và thu hút thị giác cho người xem. Trong thiết kế, cân bằng thể hiện ở sự phân bố các yếu tố hình ảnh, kích thước, màu sắc, bố cục,… một cách hài hòa, tạo cảm giác cân bằng về trọng lượng và thị giác. Có hai loại cân bằng chính trong thiết kế:

  • Cân bằng đối xứng (Symmetrical Balance): Các yếu tố được sắp xếp đối xứng nhau qua một trục hoặc điểm trung tâm. Loại cân bằng này tạo cảm giác trang trọng, chính thức và truyền thống.
  • Cân bằng bán đối xứng hoặc không đối xứng (Asymmetrical Balance): Các yếu tố được sắp xếp không đối xứng nhau nhưng vẫn tạo ra cảm giác cân bằng về trọng lượng và thị giác. Loại cân bằng này tạo cảm giác năng động, hiện đại và sáng tạo.

nguyen-ly-thiet-ke-can-bang

Nguyên lý thiết kế nhấn mạnh (Emphasis)

Nguyên tắc thiết kế nhấn mạnh (Emphasis) liên quan đến việc tạo điểm nhấn trong thiết kế. Bởi trong bất kỳ thiết kế nào, một điểm nhấn sáng tạo sẽ giúp có thiết kế của bạn sinh động và hấp dẫn hơn. Bạn có thể bắt đầu tìm kiếm điểm nhấn cho thiết kế của mình thông qua việc tìm kiếm và phác thảo. Chẳng hạn như bạn muốn thiết kế một không gian tiệm bánh, bạn có thể tạo điểm nhấn thông qua những chiếc bánh ngọt trong tủ cửa hàng,…Bạn có thể tạo ra điểm nhấn thông qua:

  • Sử dụng các yếu tố tương phản: Tương phản là một trong những cách hiệu quả nhất để tạo ra điểm nhấn. Bạn có thể sử dụng sự khác biệt về màu sắc, kích thước, hình dạng, giá trị, vị trí,… để làm nổi bật yếu tố quan trọng.
  • Tạo ra sự lặp lại: Việc lặp lại một yếu tố nhiều lần sẽ giúp thu hút sự chú ý của đối tượng xem.
  • Sử dụng màu sắc và kích thước: Màu sắc nổi bật, rực rỡ cùng kích thước lớn đôi sẽ giúp các yếu tố trong thiết kế trở nên ấn tượng,…

Nguyên lý thiết kế tỉ lệ (Proportion)

Thiết kế tỷ lệ (Proportion) liên quan tới kích thước hình ảnh, text, đồ họa,…và mối liên quan giữa chúng với nhau trong một khung hình. Để tạo ra thiết kế có sự hài hòa về tỷ lệ, bạn nên tập chung vào căn chỉnh lề (Alignment), sự cân bằng (balance) hoặc sự đối lập (Contrast). Khi có được tỷ lệ phù hợp, bạn sẽ thấy tổng thể thiết kế của mình trở nên đẹp mắt và ấn tượng hơn. 

Có hai loại tỷ lệ chính trong thiết kế đó là tỷ lệ số học (numerical proportion) và tỷ lệ thị giác (visual proportion). Tỷ lệ số học thường được sử dụng để tạo ra sự cân bằng và trật tự trong thiết kế thông qua căn chỉnh như 1:1, 1:2, 2:3,…Tỷ lệ thị giác sẽ liên quan đến cảm nhận thị giác của con người để tạo ra sự hài hòa cân bằng và tự nhiên trong thiết kế. 

Nguyên lý thiết kế tương phản (Contrast)

Tương phản (Contrast) là nguyên lý thiết kế giúp tạo ra điểm nhấn, thu hút sự chú ý của người xem và phân chia các yếu tố trong thiết kế một cách rõ ràng. Trong thiết kế, tương phản thể hiện ở sự khác biệt giữa các yếu tố như màu sắc, kích thước, hình dạng, giá trị,…Một số loại tương phản trong thiết kế như: 

  • Tương phản màu sắc (Color Contrast): Sự khác biệt về màu sắc giữa các yếu tố. Đây là loại tương phản phổ biến nhất và dễ sử dụng nhất.
  • Tương phản kích thước (Size Contrast): Sự khác biệt về kích thước giữa các yếu tố. Loại tương phản này thường được sử dụng để làm nổi bật các yếu tố quan trọng.
  • Tương phản giá trị (Value Contrast): Sự khác biệt về độ sáng tối giữa các yếu tố. Loại tương phản này thường được sử dụng để tạo chiều sâu cho thiết kế.

nguyen-ly-thiet-ke-tuong-phan

Hệ thống cấp bậc trong nguyên tắc thiết kế (Hierarchy)

Hệ thống cấp bậc (Hierarchy) liên quan tới việc sắp xếp thứ tự hay mức độ ưu tiên cho các thành phần trong thiết kế. Thông qua việc sắp xếp các yếu tố theo mức độ quan trọng, designer có thể thu hút người xem tập trung vào chủ đề chính. Đồng thời người dùng có thể nhanh chóng nắm và thu nhận thông tin mà mình mong muốn hơn.

Theo nguyên tắc thiết kế này, một bản thiết kế tốt sẽ có được cấu trúc phân tầng logic từ các yếu tố chính đến phụ. Bạn có thể phân thành các yếu tố cấp 1 (primary) là các yếu tố quan trọng nhất trong thiết kế gồm tiêu đề, logo, hình ảnh chính. Các yếu tố cấp 2 sẽ là các yếu tố hỗ trợ thêm thông tin cho yếu tố cấp 1. Các yếu tố cấp 3 sẽ bổ sung thêm thông tin hoặc tạo điểm nhấn cho thiết kế. 

Nguyên lý thiết kế lặp lại (Repetition)

Nguyên lý thiết kế lặp lại (Repetition) là việc sử dụng lặp đi lặp lại các yếu tố giống nhau hoặc tương đồng. Qua đó, chúng tạo nên sự thống nhất, liên kết và nhịp điệu riêng cho thiết kế. Việc áp dụng nguyên tắc này một cách hiệu quả sẽ tăng khả năng thu hút người xem, truyền tải thông điệp rõ ràng và tạo nên ấn tượng mạnh mẽ. Có rất nhiều cách để sử dụng nguyên tắc lặp lại trong thiết kế như: lặp lại text, hình ảnh, màu sắc,…

nguyen-ly-thiet-ke-lap-lai

Khoảng trắng trong nguyên lý thiết kế (Whitespace)

Khoảng trắng (Whitespace) hay còn được gọi là không gian âm, là những khoảng trống không có nội dung trong một thiết kế. Khoảng trắng bao gồm các khu vực giữa các yếu tố thiết kế như chữ, hình ảnh, tiêu đề, đoạn văn bản,…Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự cân bằng, bố cục hợp lý, dễ đọc và thu hút thị giác cho người xem.

Do đó, để tạo cảm giác “dễ thở” hơn cho thiết kế, bạn có thể căn chỉnh khoảng cách chữ và đồ vật.

Nguyên lý thiết kế với chuyển động (Movement)

Nguyên lý thiết kế Movement là cách sử dụng các hình khối, đường nét, màu sắc,…để điều hướng người xem từ điểm này đến điểm khác. Từ đó, người xem sẽ có cảm giác thiết kế đang chuyển động đầy hấp dẫn, tránh cảm giác tĩnh thường gặp trong thiết kế phẳng. Bạn có thể tạo chuyển động cho thiết kế của mình thông qua việc sử dụng các hiệu ứng mờ, đường chuyển động, màu sắc, họa tiết,…

 

Xem thêm: Khóa học thiết kế minh họa illustration

 

Nhịp điệu trong nguyên lý thiết kế (Rhythm)

Nhịp điệu (Rhythm) là nguyên lý thiết kế thông qua việc sử dụng sự lặp lại có chủ đích của các yếu tố thiết kế để tạo ra cảm giác chuyển động. Chính điều này sẽ tạo nên sự kết nối và dẫn dắt thị giác của người xem qua thiết kế. Việc áp dụng nguyên tắc nhịp điệu hiệu quả sẽ giúp tạo ra một thiết kế sống động, thu hút và dễ chịu cho người xem. Có nhiều cách để tạo ra nhịp điệu trong thiết kế, bao gồm:

  • Lặp lại các yếu tố:Lặp lại các yếu tố thiết kế như hình dạng, đường nét, màu sắc, kiểu chữ,… theo một trật tự nhất định để tạo ra cảm giác chuyển động và sự kết nối.
  • Sử dụng khoảng trống:Sử dụng khoảng trống một cách có chủ ý để tạo ra nhịp điệu cho thiết kế. Ví dụ, sử dụng các khoảng trống đều nhau giữa các yếu tố hoặc sử dụng các khoảng trống lớn hơn để tạo điểm nhấn.
  • Sử dụng đường nét:Sử dụng các đường nét để tạo ra sự di chuyển và dẫn dắt thị giác của người xem qua thiết kế. Ví dụ, sử dụng các đường nét cong để tạo cảm giác mềm mại, uyển chuyển hoặc sử dụng các đường nét thẳng để tạo cảm giác mạnh mẽ, dứt khoát.
  • Sử dụng họa tiết:Sử dụng các họa tiết lặp đi lặp lại để tạo ra nhịp điệu cho thiết kế. Ví dụ, sử dụng các họa tiết hoa văn để tạo cảm giác tinh tế, sang trọng hoặc sử dụng các họa tiết hình học để tạo cảm giác hiện đại, trẻ trung.

nguyen-ly-thiet-ke-nhip-dieu

Nguyên lý thiết kế đóng khung (Framing)

Nguyên lý thiết kế đóng khung là công cụ hiệu quả giúp cho designer tạo điểm nhấn cho các đối tượng trong thiết kế. Từ đó chúng làm tăng tính nổi bật và tạo nên sự ảnh hưởng nhất định đến tổng thể thiết kế. Khung hình được sử dụng không nhất thiết phải dưới dạng đồ họa. Bạn có thể sử dụng đối tượng và sắp xếp ngẫu nhiên để tạo nên những kiểu khung độc đáo thay vì những khung hình vuông, tròn, chữ nhật đơn giản thông thường.

Việc áp dụng các nguyên lý thiết kế một cách sáng tạo giúp designer tạo ra những sản phẩm có tính thẩm mỹ cao và đầy thu hút. Hy vọng rằng thông qua bài viết của VnSkills Academy về các nguyên lý thiết kế đã giúp bạn hiểu hơn về chủ đề này. Cùng đón chờ thêm nhiều bài viết hay và hấp dẫn khác về chủ đề thiết kế tại VnSkills Academy nhé.

Đánh giá bài viết này nếu bạn thấy hay

Vui lòng đánh giá

Chia sẻ bài viết này:

Bài viết liên quan

.
.
.
.