Javascript là gì? Tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình Javascript từ A-Z

javascript-la-gi

Javascript là gì? Javascript được biết tới là một trong ba ngôn ngữ lập trình thông dụng được sử dụng trên khắp thế giới bên cạnh HTML và CSS. Vậy ngôn ngữ lập trình Javascript là gì? Chúng có những điểm gì khác biệt so với HTML và CSS? Ưu nhược điểm của Javascript như thế nào? Cùng VnSkills Academy tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Javascript là gì?

Ngôn ngữ lập trình Javascript có tên ban đầu là “Mocha” được phát triển bởi Brendan Eich tại công ty truyền thông Netscape. Về sau ngôn ngữ lập trình này được đổi tên thành Livescrip và cuối cùng là Javascript. Phiên bản chuẩn hóa mới nhất của Javascript là ECMAScript 12 được phát hành vào năm 2021. 

Thực chất, Javascript là một ngôn ngữ lập trình thông dịch nhằm tạo trang web tương tác. Ngôn ngữ này được tích hợp với HTML giúp website trở nên sống động hơn. Thông qua đó, Javascript giúp tăng trải nghiệm tương tác của người dùng trên trang web. Hiện nay, Javascript là một trong ba ngôn ngữ lập trình được sử dụng nhiều nhất thế giới. Trong đó:

  • HTML: Cung cấp các cấu trúc, công cụ hỗ trợ việc xây dựng layout website. Từ đó, các designer có thể thêm nội dung dễ dàng trên trang web.
  • CSS: Ngôn ngữ được sử dụng để hỗ trợ phần thiết kế cho website như bố cục, style, hình ảnh, màu sắc,…
  • Javascript: Tạo nên những nội dung hình ảnh động trên trang web như các quảng cáo động, các bảng menu nhấp để hiển thị,…

Ví dụ thực tế nhất của việc ứng dụng ngôn ngữ Javascript vào trang web đó là những hình ảnh slide chuyển động, các menu của sổ nhấp nháy,…Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và thu hút sự chú ý của người dùng. Từ đó góp phần tăng trải nghiệm tương tác của người dùng đối với sản phẩm.

javascript-la-gi

Một số khái niệm liên quan đến Javascript mà bạn nên biết

Javascript Framework

Javascript Framework (Framework JS) là một tập hợp các thư viện Javascript được xây dựng sẵn. Chúng cung cấp các công cụ và phương pháp để phát triển các ứng dụng web. Framework JS cung cấp cho các nhà phát triển các cấu trúc và mô hình phát triển ứng dụng web. Thông qua đó, Framework JS giúp các designer có nhiều ý tưởng hấp dẫn và tiết kiệm thời gian hơn trong quá trình thiết kế. 

Một số framework JS phổ biến hiện nay như: AngularJS, ReactJS, VueJS, EmberJS, BackboneJS,… Mỗi framework JS có các tính năng, cách sử dụng và có các cộng đồng phát triển riêng. Tùy thuộc vào mục đích và nhu cầu sử dụng của người dùng mà ta có thể vận dụng chúng một cách phù hợp.

Client-side Javascript 

Client-side Javascript là một loại ngôn ngữ lập trình Javascript được sử dụng trên trình duyệt của người dùng. Đồng thời chúng chạy trên phía máy khách (client-side) của ứng dụng web. Hay dễ hiểu hơn, khi một người dùng truy cập vào một trang web, mã Javascript được tải về máy tính và được sử dụng trực tiếp trên trình duyệt của họ.

Client-side Javascript được sử dụng chủ yếu để tạo ra các tính năng tương tác trên giao diện người dùng. Chẳng hạn như: thay đổi nội dung trang web, hiển thị thông báo, thực hiện các tác vụ trên trình duyệt của người dùng. Client-side Javascript cũng được sử dụng để tối ưu hóa hiệu suất và giúp ứng dụng web có thời gian phản hồi nhanh chóng hơn. 

client-side-javascript-la-gi

Cách thức hoạt động của Javascript trên trang web

Javascript đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện trải nghiệm người dùng trên website. Nó được sử dụng để xử lý các vấn đề của người dùng như nhấn nút chuột, nhập liệu từ bàn phím, hoặc cuộn trang, và thay đổi nội dung trang web mà không cần phải tải lại trang. Điều này giúp tăng trải nghiệm người dùng và giảm thời gian phản hồi của trang web.

Ngoài ra, Javascript còn có một số chức năng khác như: 

  • Xử lý các vấn đề thao tác của người dùng: JavaScript cho phép xử lý các thao tác của người dùng trên website như cuộn trang, tìm kiếm,… mà không cần phải tải lại trang.
  • Thay đổi nội dung HTML: JavaScript có thể thay đổi nội dung của trang web bằng cách thêm, xóa hoặc sửa đổi các phần tử HTML trên trang.
  • Thao tác với CSS: JavaScript thao tác với CSS để thay đổi kiểu dáng của trang web như: màu sắc, kích thước, vị trí, hiển thị, ẩn các công cụ,…
  • Tương tác với API: JavaScript có thể tương tác với các API của trình duyệt hoặc của bên thứ ba để lấy dữ liệu hoặc gửi các yêu cầu đến máy chủ.
  • Tạo ra các hiệu ứng động: JavaScript cho phép tạo ra các hiệu ứng động như thay đổi kích thước, di chuyển, hiển thị hoặc ẩn đi các phần tử trên trang web.

Điểm khác biệt của Javascript so với các ngôn ngữ lập trình khác là gì?

Javascript, HTML, CSS và PHP đều là các ngôn ngữ lập trình được sử dụng phổ biến trong phát triển web. Tuy nhiên, giữa chúng sẽ có nhiều điểm khác biệt như sau:

Javascript HTML CSS PHP
Mục đích sử dụng Tạo ra các hiệu ứng động và tương tác trên website Xác định cấu trúc (outline) và nội dung trên trang web Thiết lập kiểu dáng, bố cục, background, màu sắc,… trang web Quản trị nội dung nền trên wordPress, sử dụng để lập trình back-end.
Loại ngôn ngữ Ngôn ngữ lập trình trình duyệt (client-side programming language) Ngôn ngữ đánh dấu (markup language) Ngôn ngữ đánh dấu (markup language) Ngôn ngữ lập trình máy chủ (server-side programming language)
Đối tượng xử lý Được xử lý bởi trình duyệt  Được xử lý bởi trình duyệt Được xử lý bởi trình duyệt  Được xử lý bởi máy chủ
Khả năng tương tác Tạo ra các hiệu ứng động và tương tác với người dùng trên trang web Không làm được điều đó

ngon-ngu-javascript-la-gi

Ưu và nhược điểm khi sử dụng Javascript là gì?

Ưu điểm của Javascript là gì?

Javascript được biết tới là một ngôn ngữ lập trình được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Vậy tại sao Javascript lại được yêu thích đến vậy. Sau đây là một vài ưu điểm nổi bật của ngôn ngữ lập trình này.

  • Dễ học và sử dụng: Javascript rất phù hợp với các bạn mới học lập trình. Bởi chúng thật sự dễ học và sử dụng ngay nếu bạn chú tâm. Trong đó, cấu trúc cú pháp của Javascript đơn giản và cấu trúc mã nguồn dễ hiểu. 
  • Đa năng và linh hoạt cao: Javascript có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Từ việc tạo ra các tính năng tương tác trên trang web cho đến phát triển các ứng dụng web động.
  • Hoạt động trên nhiều nền tảng: Javascript hoạt động trên nhiều nền tảng khác nhau, bao gồm máy tính để bàn, điện thoại thông minh, máy tính bảng,…
  • Khả năng phát hiện lỗi nhanh chóng: Các lỗi của Javascript rất dễ phát hiện, điều này giúp bạn sửa các lỗi nhanh và dễ dàng hơn.
  • Khả năng tương tác với HTML và CSS: Javascript có thể tương tác với các phần tử HTML và CSS trên trang web. Các trình duyệt web có thể dịch Javascript bằng HTML mà không cần một compiler. 
  • Hệ thống giao diện phong phú: Drag and Drop, Slider để cung cấp một Rich Interface. 

javascript-la-gi

Nhược điểm của Javascript là gì?

Bên cạnh các ưu điểm khiến Javascript được nhiều người yêu thích. Thì ngôn ngữ lập trình này còn có một số nhược điểm như:

  • Dễ bị tấn công bảo mật: Javascript có thể bị tấn công bảo mật trên trang web từ các hacker và scammer. Chẳng hạn như việc xâm nhập vào máy chủ hoặc đánh cắp dữ liệu người dùng.
  • Tốc độ xử lý chậm trên các thiết bị cũ: Javascript có thể chạy chậm trên các thiết bị cũ hoặc trình duyệt không được cập nhật mới nhất. Từ đó, khiến trải nghiệm người dùng trở nên chậm chạp.
  • Sự khác biệt về mã nguồn: Một số trình duyệt có thể hiểu các đoạn mã Javascript khác nhau theo các cách khác nhau. Điều này có thể dẫn đến sự khác biệt về hiển thị và hoạt động trên các trình duyệt khác nhau.
  • Javascript không có khả năng đa luồng hoặc đa xử lý các vấn đề. 
  • Client-side Javascript không cho phép đọc và ghi các file do các vấn đề về bảo mật

Các công cụ được sử dụng để phát triển Javascript là gì?

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, các nền tảng đám mây ngày càng phát triển. Cùng với đó thù các IDE (Integrated Development Environment) cũng ngày một tăng. Chúng chứa đựng nhiều công cụ và tiện ích khác nhau. IDE được đánh giá là một trong những môi trường chuyên dụng cho các lập trình viên khi sử dụng Javascript. Một số IDE đã và đang được sử dụng phổ biến như:

  • NotePad ++
  • Visual Studio 
  • PHP Designer
  • Dreamweaver
  • Sublime Text
  • Codetable
  • Google Cloud Shell
  • JSFiddle

Javascript sẽ là một ngôn ngữ lập trình tuyệt vời nếu bạn mong muốn tạo ra các hiệu ứng động và tăng tương tác của người dùng trên website. Hy vọng rằng thông qua bài viết của chúng mình đã giúp bạn hiểu hơn về ngôn ngữ lập trình Javascript là gì cũng như công dụng của ngôn ngữ lập trình này.

Đánh giá bài viết này nếu bạn thấy hay

Vui lòng đánh giá

Chia sẻ bài viết này:

Bài viết liên quan

.
.
.
.