Màu xanh mint là gì? Gam màu hot trend nổi bật đầy thu hút

mau-xanh-mint-la-gi

Màu xanh mint là gì? Màu xanh mint còn được biết tới với tên gọi là màu xanh bạc hà hay màu mint pastel. Màu sắc này được nhiều bạn trẻ bình chọn là gam màu đầy thu hút, tươi mới nhưng cũng rất cân bằng. Vậy màu xanh mint là gì mà thu hút đến vậy? Cùng VnSkills Academy khám phá qua bài viết này nhé.

Màu xanh mint là gì?

Màu xanh mint là một màu pastel, thuộc tone màu phấn, không quá sáng mà mang cảm giác nhẹ nhàng, tươi mát. Bên cạnh đó, màu xanh mint còn được gọi với tên gọi khác là màu xanh bạc hà. Chúng được tạo thành từ sự hòa trộn giữa màu xanh lá cây và màu vàng. Các sắc độ được giảm nhẹ, vẫn giữ nguyên tông màu lạnh mang tới cảm giác rất mát mẻ khi nhìn bằng thị giác.

Màu xanh mint trở thành màu trend của những năm gần đây bởi sắc độ tươi mát và thông điệp ý nghĩa mà màu sắc này mang lại. Sau thời gian dài con người tiếp xúc với quá nhiều đồ công nghệ và sự ô nhiễm. Giờ đây ta mong muốn được sống và gắn kết với thiên nhiên hơn bao giờ hết. Và chính màu xanh mint như một sự kết nối tiềm thức giữa con người với mẹ thiên nhiên vĩ đại. 

Với gam màu xanh thoải mái, dễ chịu, màu xanh mint truyền tải sự yêu bình và cân bằng giữa cuộc sống đầy bộn bề của con người. Do đó, chúng trở thành xu hướng và ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống từ: truyền thông, thiết kế đồ họa, kiến trúc, thời trang, hội họa,…

mau-xanh-mint-la-gi

Đặc điểm nổi bật của màu xanh mint là gì?

Màu sắc tươi tắn, dễ phối màu

Có thể nói điều ấn tượng đầu tiên đối với màu xanh min đó là gam màu nhẹ nhàng, tươi tắn và đầy thanh lịch. Đây được xem như một màu sắc tuyệt vời để kết hợp với nhiều gam màu tông lạnh khác như tín, xanh dương,…Từ đó đem đến hiệu ứng tươi tắn, nhẹ nhàng khiến bản thiết kế của bạn trở nên ấn tượng hơn.

Màu xanh mint dễ dàng phối hợp với các màu khác như trắng, đen, xám và hồng nhạt, tạo nên những thiết kế tinh tế và sang trọng. Màu xanh mint có thể được sử dụng để tạo điểm nhấn cho thiết kế. Do đó, chúng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực liên quan như thời trang, nội thất, làm đẹp,…Màu xanh mint cũng phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng cả nam lẫn nữ.

Khả năng giải tỏa căng thẳng và thư giãn tối ưu

Với đặc điểm chính là một gam màu tao nhã và nhẹ nhàng, màu xanh mint không đem tới cảm giác quá chói mắt. Khi được sử dụng trong môi trường làm việc, màu xanh mint còn hỗ trợ giảm căng thẳng và tăng hiệu suất công việc. 

Do đó, bạn có thể sử dụng các dụng cụ, tranh ảnh rèm cửa hoặc sơn tường có màu xanh mint để giảm tình trạng căng thẳng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng màu xanh mint cho phòng ngủ, nhà tắm để thư giãn và có một giấc ngủ ngon hơn sau một thời gian làm việc mệt mỏi. 

mau-xanh-mint-la-mau-gi

Ý nghĩa của màu xanh mint là gì?

Như chúng mình đã trình bày những đặc điểm nổi bật của màu xanh mint, ta có thể thấy màu sắc này có ý nghĩa đặc biệt. Vậy ý nghĩa của màu xanh mint là gì? Màu xanh mint được biết đến với nhiều ý nghĩa như màu của sự trẻ trung, tươi mới, máy mẻ. Nhưng đồng thời chúng cũng chứa sự điềm tĩnh, giản dị và sự cân bằng giữa các sắc thái.

Đồng thời, màu xanh mint cũng được liên kết với các giá trị đạo đức như: sự tôn trọng, sự trung thực, sự trách nhiệm và sự tinh thần cao đẹp. Màu xanh mint thường được sử dụng trong các lĩnh vực liên quan đến thời trang, trang trí nội thất bởi sự tươi mới và tính thẩm mỹ của nó.

Xem thêm:

Những ứng dụng của màu xanh mint trong cuộc sống

Màu xanh mint trong thời trang

Trong thời trang, màu xanh mint có thể kết hợp với nhiều màu sắc khác nhau để tạo nên được một bộ trang phục ấn tượng. Chẳng hạn như kết hợp màu xanh mint với màu trắng. Sự kết hợp này đem lại cảm giác nhẹ nhàng và trẻ trung cho người mặc. Outfit đơn giản nhất đó là bạn có thể mix một chiếc áo màu xanh mint với quần hoặc váy trắng.

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp màu xanh mint với màu đen nhằm đem đến cảm giác đầy hấp dẫn và quyến rũ. Chẳng hạn như một chiếc áo croptop màu xanh phối với một chiếc váy đen. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể phối màu xanh mint với các tông màu pastel khác đem đến cảm giác nhẹ nhàng, ngọt ngào như màu: tím lavender, hồng pastel, vàng pastel,…

Màu xanh mint trong thiết kế nội thất

mau-xanh-mint

Màu xanh mint cũng được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế không gian nội ngoại thất. Sẽ rất ấn tượng nếu bạn đi ra đường và thấy một ngôi nhà màu xanh mint xinh xắn. Màu xanh mint được rất nhiều gia chủ yêu thích trong việc sử dụng làm màu sơn tường. Chúng đem lại không gian xanh thoải mái và tươi mát. Bạn có thể sử dụng màu xanh mint cho tất cả các phòng từ phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, nhà tắm,…

Bên cạnh sử dụng màu xanh mint để sơn tường. Bạn cũng có thể sử dụng tấm thảm, rèm cửa, các đồ vật trang trí màu xanh mint để tạo độ hài hòa cho căn phòng. Bạn có thể phối thêm các tông màu nhạt như trắng, be, màu pastel,…tạo nên tổng thể không gian chung lãng mạn, tươi mát và đầy sức sống.

Màu xanh mint trong thiết kế đồ họa

Trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, màu xanh mint được rất nhiều các nhãn hàng và doanh nghiệp yêu thích. Đặc biệt là các thương hiệu liên quan đến bảo vệ môi trường, liên quan đến lối sống xanh, các sản phẩm bao gói xanh,…

Vậy ứng dụng của màu xanh mint là gì? Màu xanh mint được sử dụng rất nhiều trong việc thiết kế poster, quảng cáo, bao gói,…Bởi màu sắc tươi tắn của xanh mint có thể hấp dẫn và tác động tốt tới khách hàng. Bên cạnh đó, màu xanh mint cũng dễ khiến ta liên tưởng đến các sản phẩm xanh, thân thiện và bền bỉ. 

Màu xanh mint trong các sản phẩm công nghệ

Trong thế giới công nghệ, màu xanh mint là màu sắc được nhiều “ông lớn” yêu thích và đưa vào trong thiết kế sản phẩm như: điện thoại, apple watch, máy tính bảng, ô tô, xe máy,…Với màu sắc tươi sáng và sành điệu, màu xanh mint trong các thiết kế được rất nhiều khách hàng yêu thích.

Màu xanh mint là màu sắc đầy hấp dẫn và thu hút khi ta có cách sử dụng hợp lý. Hy vọng rằng thông qua vài biết mà chúng mình chia sẻ đã giúp bạn hiểu hơn về màu xanh mint là gì. Chúc các bạn có những phút giây học tập và làm việc hiệu quả.

Đánh giá bài viết này nếu bạn thấy hay

5/5 - (1 bình chọn)

Chia sẻ bài viết này:

Bài viết liên quan

.
.
.
.