Sans Serif là gì? Sans Serif là kiểu chữ “không chân” được sử dụng rất nhiều trong việc thiết kế poster, banner, website,…Có rất nhiều loại font chữ khác nhau, trong đó Sans Serif là font chữ ấn tượng mà bạn không nên bỏ lỡ. Vậy Sans Serif là gì? Có những loại font chữ Sans Serif nào? Đồng thời, VnSKills Academy sẽ giải đáp những câu hỏi và những hiểu lầm thường gặp về Sans Serif để giúp bạn hiểu rõ hơn về loại font chữ này nhé.
Sans serif là gì?
Sans serif theo tiếng latin được gọi là kiểu chữ “không chân”. Nhằm chỉ những kiểu chữ không có thêm các yếu tố “serif” là các nét nhỏ trên thành phần của chữ. Đây là dạng font chữ được sử dụng vô cùng phổ biến hiện nay, đặc biệt là trong sách, báo, tạp chí,…Bởi chúng mang đến cho người đọc cảm giác đơn giản, gọn gàng, dễ đọc với một số lượng từ lớn.
Phân loại font chữ Sans Serif là gì
Grotesque
Vào những năm thế kỷ 19- đầu thế kỷ 20, các font chữ Sans Serif đầu tiên ra đời và đa số chúng đều thuộc kiểu chữ Grotesque. Chúng được lấy cảm hứng thiết kế từ font Serif Didone. Sự xuất hiện này đã trở thành cột mốc phá vỡ lối thiết kế chỉ sử dụng kiểu chữ có chân.
Đặc điểm nổi bật mà Grotesque mang lại đó là thiết kế chắc chắn, phù hợp với các headline hoặc thiết kế quảng cáo. Khoảng cách về chiều cao giữa chữ in hoa và chữ in thường là gần giống nhau. Kiểu chữ được thiết kế theo trục dọc và các đường cong theo chiều ngang có dấu.
Một số kiểu chữ Grotesque được sử dụng nhiều như: Akzidenz Grotesque, Monotype Grotesque, Helvetica, News Gothic, Franklin Gothic và Universe.
Neo-grotesque
Neo-grotesque ra đời vào năm 1950 với sự ra đời của Swiss Style (phong cách Typography quốc tế). Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về Swiss Style thông qua poster Fifa World Cup 2018. Đồng thời Neo-grotesque là tiền đề cho sự ra đời của Helvetica-typeface được ra đời vào năm 1957 sau đó và trở thành typeface thông dụng nhất của thập kỷ sau này.
Neo-grotesque có thiết kế khá đơn giản nhưng lại có sự đa dạng và tính linh hoạt cao. Đây chính là điểm nổi bật giúp Neo-grotesque chiếm được ưu thế hơn so với Grotesque. Các typeface thuộc Neo-grotesque thường chứa các dạng font chữ với nhiều nét thanh đậm khác nhau. Do đó, chúng khá được yêu thích sử dụng trong các văn bản.
Geometric
Kiểu chữ Geometric được ra đời từ những năm 1920 tại Đức bởi cha đẻ là Herbert Bayer và Jakob Erbar. Chúng dần trở nên phổ biến hơn vào những năm 20-30 của thế kỷ 20 bởi thiết kế hiện đại, gọn gàng phù hợp với xu hướng chung lúc bấy giờ.
Sans Serif geometric được thiết kế dựa trên các hình khối cơ bản là hình vuông và hình tròn. Nổi bật nhất là chữ “O” được thiết kế như một hình tròn vô cùng hoàn hảo. Tuy nhiên, chúng thường được sử dụng trong các đoạn văn ngắn, ít được áp dụng trong các đoạn văn dài.
Humanist
Kiểu chữ Humanist có thiết kế đa dạng và phong phú hơn so với các kiểu chữ khác. Một số typeface của Humanist mang hơi hướng của Geometric. Một số khác lại có thiết kế đa dạng hơn như mô phỏng lại các kiểu chữ viết tay hoặc thư pháp. Do đó mà designer có thể linh hoạt sử dụng các typeface của humanist cho phù hợp với thiết kế.
Ngoài ra, Humanist rất thích hợp để sử dụng trên màn hình ở khoảng cách xa. Bởi Humanist có đặc điểm nổi bật là khoảng cách giữa các nét lớn, giúp người dùng quan sát dễ dàng hơn. Đây chính là đặc điểm riêng biệt của Humanist mà Grotesque và Neo-grotesque không có.
Arial
Kiểu chữ Arial được ra đời vào những năm 1982 bởi Robin Nicholas cad Patricia Saunders. Hiện nay, đây chính là kiểu chữ được sử dụng phổ biến nhất bên cạnh Times new roman. Chúng cũng được tích hợp sẵn trên các phần mềm soạn thảo văn bản của Microsoft, Google doc,…
Franklin Gothic
Franklin Gothic xuất hiện vào những năm đầu thế kỷ 20 bởi nhà thiết kế Morris Fuller Benton. Chúng được sử dụng rộng rãi trong việc thiết kế quảng cáo và tiêu đề báo chí.
Formal Scripts
Formal Scripts là kiểu chữ mô phỏng chữ viết tay được ra đời vào những năm thế kỷ 17,18 bởi George Bickham, George Shelley và George Snell. Formal Scripts có thiết kế thanh mảnh đầy tinh tế. Nên chúng thường được sử dụng nhiều trong thiết kế bưu thiếp, thiệp mời, đem tới cảm giác thanh lịch, cao cấp.
Ứng dụng của font chữ Sans serif là gì?
Thiết kế giao diện người dùng UI
Sans serif được coi là “con cưng” của các designer bởi sự đơn giản, tinh tế và độ dễ đọc cao. Nếu như font chữ Serif chiếm ưu thế trong in ấn thì Sans Serif lại được sử dụng rất nhiều trên các nền tảng online, trang web. Do đó, đây sẽ là một dạng typeface mà bạn không nên bỏ qua khi lựa chọn font chữ cho thiết kế giao diện app website.
Nhận diện thương hiệu
Kiểu chữ Sans Serif mang phong cách đơn giản, trẻ trung và hiện đại. Đây sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời cho các thương hiệu muốn hướng tới giới trẻ hoặc đang định vị là thương hiệu gần gũi, thân thiện. Chính những đặc điểm về thiết kế mà Sans Serif sẽ phù hợp với các công ty startup hoặc các công ty công nghệ.
Xem thêm:
Những hiểu lầm thường gặp về Serif và Sans Serif là gì?
Sans Serif chỉ phù hợp với thiết kế giao diện?
Đây là một trong những hiểu lầm lớn thường gặp về Sans Serif và Serif.
Sở dĩ có hiểu lầm như vậy do trước kia Serif không được sử dụng nhiều trong thiết kế giao diện. Bởi chất lượng màn hình lúc bấy giờ chưa quá rõ nét. Ngược lại thì Sans Serif được sử dụng khá nhiều. Tuy nhiên đến hiện tại, khi công nghệ đã phát triển thì cả Sans Serif và Serif đều được sử dụng ngang nhau.
Tương tự như vậy, Sans serif cũng không chỉ bị giới hạn trong thiết kế giao diện. Mà chúng cũng được nhiều designer áp dụng trong thiết kế banner, quảng cáo, bìa sách nhằm tạo phong cách trẻ trung, đầy mới mẻ. Đặc biệt Sans serif được sử dụng khá nhiều cho các đầu sách của trẻ em.
Sans serif không có sự chỉnh chu, nghiêm túc
Việc chỉ sử dụng một kiểu chữ Sans serif không có nghĩa là bạn không nghiêm túc hay không chỉnh chu. Mặc dù chúng mang sắc thái trẻ trung, đầy mới mẻ nhưng chúng cũng được sử dụng nhiều trong sách báo.
Ngoài ra, Sans serif cũng được đánh giá là một trong những kiểu chữ có tính linh hoạt cao. Bởi chúng có thể dễ dàng kết hợp với nhiều kiểu chữ khác và tôn lên các đặc điểm nổi bật của kiểu chữ đó. Chẳng hạn như Sans serif kết hợp với các font chữ kiểu cũ vẫn sẽ mang nét truyền thống cổ điển. Hay khi Sans serif được sử dụng kèm với font Script hoặc Handmade sẽ khiến chúng trông mềm mại và sang trọng hơn.
Sử dụng Sans serif dễ gây nhiều sự chú ý
Điều khiến bản thiết kế đạt được sức hút hoặc sự chú ý cao của người xem không chỉ nằm ở font chữ. Mà chúng còn là sự kết hợp của các yếu tố bốc cục, màu sắc, hình ảnh,… Tất cả phải được kết hợp hài hòa với nhau mới có thể tạo nên sức hút hiệu quả. Do đó designer cần biết cách cân nhắc và lựa chọn các yếu tố phù hợp để có được bản thiết kế ấn tượng nhất.
Sans Serif sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời cho các doanh nghiệp đang hướng tới sự trẻ trung, năng động đầy hiện đại trong các chiến dịch truyền thông của mình. Hy vọng rằng qua bài viết mà chúng mình chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Sans Serif là gì và có được những cái nhìn đúng đắn nhất về loại font chữ này nhé.