Tâm sự nghề thiết kế đồ họa: Những chặng đua “bền”

tam-su-nghe-thiet-ke-do-hoa

Thiết kế đồ họa là lĩnh vực giàu tiềm năng nhưng cũng chứa đựng áp lực cạnh tranh lớn. Để hiểu rõ hơn về ngành nghề này, VnSkills Academy sẽ chia sẻ với bạn bài viết tâm sự nghề thiết kế đồ họa của các graphic designer. Liệu hiện thực ngành thiết kế có như những gì chúng ta nghĩ. Cùng theo dõi bài viết tâm sự nghề thiết kế đồ họa để biết thêm chi tiết nhé.

Chặng 1: Sự hứa hẹn hấp dẫn 

Ngay khi bạn đăng nhập các trang mạng xã hội, mỗi phút mỗi giây đều có vô vàn các video, poster, thông tin hình ảnh được cập nhật liên tục,…Những video MV mãn nhãn, những hình ảnh ấn tượng độc đáo, tất cả đều có sự góp sức không nhỏ từ phía graphic designer. Để có thể đáp ứng được tốc độ phát triển nhanh chóng của thời đại. Ngành thiết kế đồ họa luôn “khát” nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có tay nghề cao.

Chính vì vậy mà thiết kế đồ họa mang sự hứa hẹn tiềm năng phát triển cực kỳ hấp dẫn. Cứ ra cửa là gặp việc. Ngay cả khi bạn bạn chỉ biết một chút về thiết kế đã có thể đảm nhận được các dự án nhỏ. Có thể nói thiết kế đồ họa là lĩnh vực có nhiều “đất”, tài nguyên để các bạn khai phá phát triển bản thân. 

tam-su-nghe-thiet-ke-do-hoa

Chặng 2: Hiện thực đầy khắc nghiệt

Thiết kế đồ họa không phải là “nghề vẽ bậy”

Tâm sự nghề thiết kế đồ họa đầu tiên chúng mình muốn nói tới là quan điểm về ngành nghề. Mảnh đất “màu mỡ” thì luôn phải đối diện với sự cạnh tranh khắc nghiệt. Không như nhiều nhà thiết kế vẫn hay đùa giỡn rằng thiết kế đồ họa là “nghề vẽ bậy”. Hiện thực lại không hề đơn giản như nhiều bạn nghĩ. 

Để có thể trở thành nhà thiết kế đồ họa thực thụ, bạn không chỉ cần thành thạo các phần mềm thiết kế như: illustrator, photoshop, Indesign,…Ngoài ra bạn cần có kiến thức nền tảng tốt về thiết kế và khả năng sáng tạo nghệ thuật.

Để trở thành graphic designer chân chính, bạn cần không ngừng học hỏi tất cả mọi thứ. Từ việc nâng cấp kiến thức đồ họa thông qua việc đọc giáo trình, sách báo,…Cho đến việc học và rèn luyện các kỹ năng thiết kế đến mức thành thạo và nhuần nhuyễn. Mỗi ngành nghề đều có tiêu chuẩn của riêng nó và thiết kế đồ họa cũng vậy. Để tồn tại và tiến xa trong nghề, bạn cần có “sức bền” và tư duy thiết kế tốt.

“Sáng tạo trong khuôn khổ” 

Điều khiến nhiều người lầm tưởng khi bước chân vào lĩnh vực thiết kế, nhất là các bạn làm trong các công ty, doanh nghiệp. Rằng với thiết kế đồ họa, bạn có thể tự do sáng tạo mọi thứ mình muốn. Tuy nhiên, hiện thực không phải là một câu chuyện cổ tích về ước mơ hoài bão. Rồi bạn sẽ thấy sáng tạo của design luôn mang một chất “nghệ” riêng biệt.

Tại các công ty nhỏ, bạn rất khó để có cơ hội sáng tạo hoặc làm mọi thứ theo ý mình. Bởi đơn giản, các dự án đều nhận được những yêu cầu khắt khe từ phía khách hàng. Việc thiết kế mang tính sản xuất đồng loạt là chủ yếu. 

hien-thuc-nghe-thiet-ke-do-hoa

Tới các công ty lớn hơn, bạn có ý tưởng thiết kế tốt nhưng chưa chắc đã được duyệt. Bởi chúng còn phụ thuộc vào quyết định của nhiều phòng ban. Điều này là dễ hiểu bởi mỗi thiết kế đều mang tính chiến lược và thậm chí một lỗi sai nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ doanh thu công ty. 

Vậy mới nói sự “sáng tạo trong khuôn khổ” có thể bào mòn sự sáng tạo của nhiều designer. Đây là tâm sự nghề thiết kế đồ họa được nhiều graphic design chia sẻ. Tuy nhiên designer cũng cần học cách thích nghi và điều chỉnh thái độ và quan điểm làm việc phù hợp. Sáng tạo cần phải gắn với thực tiễn, hạn chế cái “phiêu” xa rời hiện thực trong bản chất của người nghệ sĩ. 

Chất “nghệ” của dân graphic design

Chất “nghệ” của dân graphic design cũng khác hẳn hoàn toàn với nghệ thuật thuần túy. Nghệ thuật thường tôn vinh cái tôi, bản sắc cá nhân được thể hiện trong mỗi tác phẩm. Nhưng với graphic design, thiết kế là nghệ thuật hướng về công chúng. Làm thế nào để có thể để lại ấn tượng độc đáo trong tâm trí công chúng? Làm thế nào có thể chạm đến trái tim của những người độc giả theo dõi? Đây luôn là câu hỏi thường trực trong tâm sự nghề thiết kế đồ họa của các graphic design.

Để có thể tạo ra được các bản thiết kế đầy sáng tạo nghệ thuật, graphic designer không phải lúc nào  cũng “có hứng mới làm được”. Hay cần sự “phiêu phiêu” trong chất người nghệ sĩ. Điều quan trọng đó chính là sự nhanh nhạy trong cách nắm bắt yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó là sự chỉnh chu, chuyên nghiệp, đúng deadline và khả năng chịu áp lực tốt luôn được đánh giá cao trong ngành thiết kế đồ họa. 

Nỗi sợ của việc đào thải

Có thể nói khối lượng công việc của designer là rất lớn, nhất là khi nhiều dự án quan trọng đổ dồn về. Việc bạn phải tăng ca liên tục để hoàn thiện dự án không phải là điều hiếm gặp. Điều này gây ra áp lực rất lớn, tình trạng burn out là điều phổ biến. Tuy nhiên, các designer luôn luôn phải cố gắng nỗ lực không ngừng nghỉ. Bởi sự đào thải của ngành thiết kế đồ họa rất khắc nghiệt. Nếu bạn không nắm bắt được xu hướng, không cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ thì sẽ nhanh chóng tụt lại phía sau.  

hien-trang-nghe-thiet-ke-do-hoa

Chặng 3: Tìm kiếm người dẫn đường giỏi

Thiết kế đồ họa thuộc nhóm ngành thiên về kỹ năng, không quá quan trọng bằng cấp. Từ mức lương, cơ hội công việc đều phụ thuộc lớn và trình độ chuyên môn và kỹ năng của bạn. Vì vậy, để nhanh chóng bứt phá, tạo dựng ưu thế cho mình, bạn sẽ cần đến một người dẫn đường giỏi.

Tại Việt Nam, bạn có thể tìm thấy rất nhiều ngôi trường đại học dạy thiết kế đồ họa tốt như: Đại học kiến trúc, đại học mỹ thuật công nghiệp,…Nơi bạn được đào tạo toàn diện các kiến thức quan trọng về ngành thiết kế. Để rèn luyện kỹ năng thiết kế tốt hơn, bạn có thể tham gia các khóa học thiết kế đồ họa. VnSkills Academy là trung tâm thiết kế đồ họa đã đào tạo cho hàng ngàn designer có được kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp. Cơ hội sẽ mở ra nếu bạn có sự lựa chọn đúng đắn với người thầy tốt. 

Chặng 4: Khai phá tiềm năng

Tại VnSkills Academy đã thấy rất nhiều bạn giàu tiềm năng và có niềm đam mê mãnh liệt với thiết kế đồ họa. Mỗi người đến với trung tâm trong nhiều trạng thái, tình cảnh khác nhau. Có những bạn mới chỉ là học sinh nhưng muốn đi học thiết kế để theo đuổi đam mê. Có bạn trượt đại học và tìm thấy cánh cửa mới tại VnSkills Academy. Cũng có nhiều anh/chị muốn chuyển ngành sang thiết kế đồ họa bắt đầu từ con số 0 tròn trĩnh,…

Cho dù bạn là ai, ở lứa tuổi nào đều có thể theo đuổi niềm đam mê thiết kế đồ họa. Chỉ cần bạn có đam mê đủ mạnh, đủ kiên trì và quan trọng nhất là sự tự tin, không ngừng trau dồi học hỏi đều có thể chạm đến thành công. 

Thiết kế đồ họa là ngành có cạnh tranh rất lớn nhưng cũng là mảnh đất màu mỡ giàu tiềm năng. Những chặng đua để đạt đến thành công chưa bao giờ dễ dàng, đòi hỏi sức “bền” và bản lĩnh lớn. Hy vọng rằng thông qua bài viết tâm sự nghề thiết kế đồ họa của VnSkills Academy đã cho bạn thấy nhiều góc nhìn đa chiều của ngành thiết kế đồ họa. 

Đánh giá bài viết này nếu bạn thấy hay

Vui lòng đánh giá

Chia sẻ bài viết này:

Bài viết liên quan

.
.
.
.