Top 10 bố cục cơ bản trong chụp ảnh đơn giản

bo-cuc-co-ban-trong-chup-anh

Bài viết này VnSkills Academy sẽ chia sẻ với bạn bố cục cơ bản trong chụp ảnh đơn giản, dễ vận dụng nhất để có một tấm ảnh ưng ý nhé. Nắm được bố cục chụp ảnh là yếu tố quan trọng giúp cho tấm hình trở nên thu hút và ấn tượng hơn. Vậy có những bố cục cơ bản trong chụp ảnh nào? Cùng chúng mình khám phá nhé. 

Bố cục chụp ảnh ⅓

Bố cục cơ bản trong chụp ảnh theo quy tắc ⅓ đã quá quen thuộc với nhiều bạn phải không nào. Với cách chia đơn giản nhưng giúp bạn có được tấm ảnh đẹp ưng ý. Đầu tiên, bạn chia khung ảnh thành 9 phần bằng nhau với 2 đường kẻ dọc và 2 đường kẻ ngang. Để thuận tiện hơn, bạn có thể bật chức năng “lưới” trong phần cài đặt chụp ảnh trên điện thoại nhé.

Để các yếu tố quan trọng trong ảnh được nổi bật, ta cần đặt chúng dọc theo đường kẻ hoặc nơi các đường kẻ giao nhau. Tránh việc đặt chủ thể nơi chính giữa khi chụp phong cảnh khiến bức ảnh trở nên gò bó và giảm độ chú ý. 

Quy tắc ⅓ này được phát minh bởi các họa sĩ thời Phục Hưng. Khi họ nhận ra mắt chúng ta thường có xu hướng di chuyển ra ngoài điểm trung tâm bức ảnh chứ không nằm ở chính giữa. Việc đặt các đối tượng lệch khung hình có thể đem đến nhiều hiệu quả bất ngờ, tăng chiều sâu và ấn tượng cho ảnh. 

bo-cuc-co-ban-trong-chup-anh

Bố cục trung tâm

Bố cục trung tâm thường phổ biến đối với kiểu chụp ảnh chân dung. Khi đó, chủ thể được chụp sẽ xuất hiện ngay chính giữa khung hình . Điều này sẽ giúp người xem tập trung vào chủ thể chính và loại bỏ được sự chú ý vào các vật không cần thiết. 

Ưu điểm mà bố cục trung tâm mang lại khá giống bố cục ⅓. Chính là việc tập trung vào chủ thể chính và khiến ý định chụp ảnh của nhiếp ảnh gia trở nên rõ ràng hơn. Chủ thể tạo được ấn tượng mạnh mẽ hơn, loại bỏ đi các yếu tố gây rối tầm nhìn.

Tuy nhiên, đây là cách chụp ảnh khá khó, đòi hỏi sự ăn ý giữa bạn diễn và nhiếp ảnh gia. Bởi người chụp đôi khi sẽ không biết di chuyển ánh mắt tới đâu. Nhiếp ảnh gia cũng cần chú ý và loại bỏ các yếu tố gây xao nhãng xung quanh. Bạn có thể tham khảo kỹ thuật chụp ảnh Bokeh, một cách hay để chủ thể được nổi bật.

Bố cục đối xứng

Bố cục đối xứng yêu cầu vật thể cần nằm chính giữa hình ảnh, tạo nên sự cân bằng và đối xứng hai bên. Bố cục đối xứng là bố cục cơ bản trong chụp ảnh được sử dụng nhiều. Có hai dạng bố cục đối xứng thường gặp trong chụp ảnh là đối xứng theo chiều dọc và ngang. 

Đối xứng theo chiều ngang thường gặp ở các bức ảnh chụp ảnh kiến trúc. Nhiếp ảnh gia sẽ căn chỉnh sao cho hai bên trái phải của bức ảnh đều đối xứng nhau. Đối xứng dọc thường gặp ở các bức ảnh có sự phản chiếu của nước, mây trời. Chẳng hạn như sự đối xứng của bóng con thuyền trên và dưới mặt nước trong ánh chiều tà. 

Cách tạo bố cục đối xứng cho bức ảnh đó là bắt đầu từ vị trí trung tâm thông qua việc đặt máy ảnh song song với đối tượng. Điều này sẽ giúp bố cục trở nên hài hòa, cân đối và bắt mắt hơn.

bo-cuc-doi-xung-trong-chup-anh

Bố cục đường chéo và tam giác

Bố cục cơ bản trong chụp ảnh đường chéo và tam giác tập trung chính vào việc hấp dẫn tầm mắt người xem tới đối tượng trung tâm. Thông qua việc đặt các vật thể theo đường chéo của ảnh, người chụp có thể tạo  chiều sâu bên trong bức hình. Thậm chí bạn có thể tạo một sức hút hoặc một sự chuyển động mạnh mẽ dây cảm giác choáng ngợp, kịch tính. 

Việc chọn đúng các đường chéo khiến bức ảnh đem đến cảm giác chuyển động tốt hơn. Người chụp có thể hơi nghiêng máy ảnh, đối các góc cảnh, tránh đặt góc máy thẳng, trực diện.

Tuy nhiên để tránh đem đến hiệu ứng quá choáng ngợp, các nhiếp ảnh gia thường kết hợp với các đường dẫn thẳng để dẫn dắt cảm xúc người xem trở nên hài hòa hơn. Do đó, mà các nhiếp ảnh gia thường kết hợp cả bố cục đường chéo và tam giác. 

Bố cục đường dẫn tập trung

Ta có thể bắt gặp bố cục đường dẫn rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Chẳng hạn như các con đường, đường nối các thanh sắt trong ga tàu điện,…Các nhiếp ảnh gia đã tận dụng bố cục đường dẫn trong các tác phẩm của mình. Tầm mắt ta thường có xu hướng dõi theo các đường thẳng. Khi các đường dẫn cùng hướng về một phía sẽ góp phần làm nổi bật đối tượng trung tâm.

Các nhiếp ảnh gia có thể vận dụng bất kỳ sự vật trong cuộc sống tạo đường dẫn làm nổi bật chủ thể như: con đường, hoa văn, hàng rào,…Từ đó, bố cục đường dẫn sẽ thu hút người xem tập trung vào các điểm quan trọng. Đồng thời đường dẫn cũng góp phần tạo chiều sâu thu hút cho bức ảnh. 

Bố cục tạo khoảng trống rộng

Bố cục tạo khoảng trống rộng thường để lại rất nhiều không gian trống xung quanh. Chủ thể trở nên nhỏ bé nhưng cũng không kém phần thu hút. Chính sự đơn giản, trống vắng của cảnh vật xung quanh khiến người xem tự nhiên đưa ánh mắt tập trung vào chủ thể chính. Nhìn đơn giản là vậy, nhưng đây lại là bố cục khá khó chụp. Đòi hỏi người chụp cần có sự quan sát tỉ mỉ, nắm bắt tốt khoảnh khắc và cảm nhận màu sắc tốt. 

cac-bo-cuc-co-ban-trong-chup-anh

Bố cục tạo khung trong khung

Tạo khung trong khung là cách hiệu quả để khiến bức ảnh trở nên có chiều sâu hơn. Chẳng hạn như việc bạn sử dụng cửa sổ, cổng ra vào, cành cây để tạo “khung” cho bức ảnh. Thông qua đó khắc họa cảnh vật bên trong “khung” khiến sự vật mang nét gần gũi, sâu sắc và ấn tượng. Lưu ý rằng, “khung” hình này không nhất định phải bao quát hết toàn bộ cảnh vật.

Bố cục theo chiều sâu

Bố cục theo chiều sâu là cách tạo chiều sâu cho ảnh thông qua việc sắp xếp các đối tượng theo tầng lớp. Chẳng hạn như sắp xếp vị trí các đối tượng trung tâm phía trước, sau đó là mặt đất trung bình và lớp nền. 

Một kỹ thuật khác cũng có thể tạo bố cục cơ bản trong chụp ảnh theo chiều sâu đó là kỹ thuật chồng chéo. Thông qua việc sử dụng một đối tượng khác để che khuất một phần bức ảnh. Từ đó khiến bức ảnh có chiều sâu hơn. Tuy nhiên bạn cần cẩn thận trong việc sử dụng thành phần, sắp xếp đối tượng hợp lý để có thẻ truyền tải được ý nghĩa chiều sâu. 

Xem thêm:

Bố cục lặp đi lặp lại

Bố cục lặp lại chính là cách sắp xếp các đối tượng giống hệt nhau với khoảng cách đều nhau. Điều này tạo nên ấn tượng rất sâu sắc về mặt thị giác khiến người xem ấn tượng. Mặc dù trong một bức hình chỉ nên sử dụng một yếu tố làm điểm nhấn. Thế nhưng việc lặp đi lặp lại một đối tượng cũng tạo nên sự cuốn hút khiến bức ảnh dễ gần hơn.

Bố cục tam giác vàng trong nhiếp ảnh

Bố cục tam giác vàng khá giống với bố cục ⅓. Thay vì chia khung hình dọc và ngang như trong quy tắc ⅓, ta có thể chia khung hình bằng 1 đường chéo kèm theo 2 đường vuông góc đi qua hai góc còn lại của khung hình. 

Nắm được các bố cục cơ bản trong chụp ảnh sẽ giúp bạn nâng trình chụp ảnh của mình lên rất nhiều. Hy vọng rằng bài viết về bố cục cơ bản trong chụp ảnh mà VnSkills Academy chia sẻ có thể giúp ích được cho bạn. Vận dụng ngay để có được những tấm hình đẹp, cuốn hút nhất nhé.

Đánh giá bài viết này nếu bạn thấy hay

Vui lòng đánh giá

Chia sẻ bài viết này:

Bài viết liên quan

.
.
.
.