Bạn đã “vật lộn” với việc học thiết kế đồ họa trong một thời gian dài? Bạn bỏ ra rất nhiều công sức, tiền bạc vào nó nhưng kết quả vẫn không như ý bạn mong muốn? Bạn muốn biết lý do nằm ở đâu và làm thế nào để khắc phục chúng? Nếu vậy, đừng bỏ qua bài viết hữu ích dưới đây nhé vì mình sẽ bật mí cho bạn những cách học thiết kế đồ họa thực sự đem lại hiệu quả.
1. Hiểu biết về thiết kế đồ họa
Thiết kế đồ họa sử dụng yếu tố “visual” như một cách giao tiếp và biểu đạt. Một bản thiết kế tốt là phải biết kết hợp hài hòa các yếu tố như nội dung, biểu tượng, hình ảnh để tạo ra các ý tưởng và thông tin trực quan. Các nhà thiết kế đồ họa cần sử dụng các kỹ năng chuyên môn về typography, nghệ thuật thị giác, bố cục, v.v. để truyền tải được thông điệp của mình một cách tốt nhất. Do đó, để hỗ trợ cho quá trình học thiết kế đồ họa, đừng quên tìm hiểu các kiến thức cơ bản về lĩnh vực này nhé.
2. Trau dồi sở thích của riêng bạn
Tâm huyết là người thầy đầu tiên. Chỉ khi bạn có hứng thú với thiết kế đồ họa thì bạn mới có động lực học. Chính vì vậy, trau dồi niềm yêu thích chính là cách học thiết kế đồ họa đơn giản và bền vững nhất. Đây cũng là yếu tố đầu tiên khởi nguồn để bạn bước chân vào lĩnh vực này và nâng cao trình độ của mình theo thời gian.
3. Tăng cường khả năng hội họa
Kỹ năng vẽ tay đóng một vai trò tương đối quan trọng trong thiết kế đồ họa 2D và 3D. Vì thế, nếu nền tảng mỹ thuật của bạn không tốt, bạn vẽ tay chưa đẹp thì đừng quên trau dồi qua từng ngày nhé. Đừng tin vào những câu nói như vẽ tay là năng khiếu bẩm sinh không thể học được. Chỉ cần bạn sẵn sàng và dành nhiều thời gian cho nó, mình tin chắc rằng khả năng hội họa sẽ được cải thiện một cách đáng kể. Khi đó, bạn sẽ phải ngạc nhiên vì những bản thiết kế mà bạn tạo ra sẽ “có hồn” hơn rất nhiều đấy.
4. Cách học thiết kế đồ họa từ những kiến thức, lý thuyết cơ bản
Đây là cách học thiết kế đồ họa được sử dụng phổ biến trong giáo trình giảng dạy của các trường đại học. Hãy bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất như điểm, đường thẳng và mặt phẳng. Đừng quên học các kiến thức cơ bản về bố cục mặt phẳng, bố cục ba chiều, bố cục màu và phối cảnh.
Hãy tìm hiểu thêm về lịch sử thiết kế đồ họa, đặc biệt là các nhà thiết kế nổi tiếng và các tác phẩm của họ. Đồng thời, hãy học hỏi từ kinh nghiệm thành công của những người đi trước. Bạn cũng có thể nâng cao kiến thức lý thuyết bằng cách đọc sách thiết kế chuyên nghiệp, lớp học ở trường, Internet và các kênh khác.
5. Học phần mềm thiết kế đồ họa
Phần mềm thường được sử dụng để thiết kế đồ họa bao gồm Photoshop, CorelDraw, Illustrator, InDesign, v.v. Mức độ thành thạo phần mềm sẽ ảnh hưởng trực tiếp sản phẩm mà bạn tạo ra. Nếu bạn là một người mới bước chân vào ngành thiết kế đồ họa, thì việc ngay lập tức bắt bản thân phải tạo ra những thiết kế riêng của bản thân là điều tương đối khó khăn. Bạn hoàn toàn có thể tham khảo các bản thiết kế có sẵn, từ đơn giản đến phức tạp.
Bạn xem thử cách họ hình thành ý tưởng từ chủ đề đó thể nào, cách phối màu, sắp xếp bố cục ra sao. Đây cũng là một cách học thiết kế đồ họa vô cùng hiệu quả. Bởi nếu bạn chưa biết gì nhiều về Graphic Design hay Design Marketing, bạn có ngồi cả ngày cũng sẽ không ra được tác phẩm nào. Thay vào đó, hãy học tập những tác phẩm trên Internet hay thậm chí của những người xung quanh.
Nhưng chỉ tham khảo chứ không sao chép. Sau một thời gian, mình cam đoan bạn sẽ tạo ra được những tác phẩm mang màu sắc “độc lạ” của bản thân. Thậm chí còn đẹp hơn nhiều so với những sản phẩm mà bạn tham khảo đó.
6. Nâng cao khả năng thẩm mỹ
Đối với các nhà thiết kế, khả năng thẩm mỹ rất quan trọng. Bạn đừng nghĩ rằng để nâng cao khả năng thẩm mỹ bạn cần phải theo học một khóa gì đó rất cao siêu. Nó đơn giản và dễ dàng hơn thế nhiều. Bạn chỉ cần dành chút thời gian mỗi tuần đi đến các phòng tranh, phòng trưng bày nghệ thuật, triển lãm thư pháp và hội họa, viện bảo tàng, v.v. Đơn giản hơn nữa đó là hãy để ý các video, đoạn phim, hình ảnh quảng cáo. Bạn có thể học các kỹ thuật thể hiện, kết hợp màu sắc của chúng và tích lũy thêm kiến thức cho mình qua từng ngày.
7. Học lý thuyết kết hợp màu
Trong quá trình học thiết kế đồ họa, bạn cần sử dụng các yếu tố thị giác để truyền tải ý tưởng và thông điệp của mình. Trong đó, màu sắc là yếu tố quan trọng để kích thích thị giác. Vì vậy, việc sử dụng và nắm bắt màu sắc trong thiết kế đồ họa điều là đặc biệt cần thiết. Không chỉ cần hiểu biết lý thuyết về chúng, bạn còn phải biết vận dụng kiến thức màu sắc vào thực tế.
8. Thực hành nhiều hơn
Nói gì thì nói, biết cách kết hợp lý thuyết và thực hành chính là cách học thiết kế đồ họa mà mình ưu tiên nhất. Chỉ khi thực hành, các lý thuyết đã học mới được khắc sâu hơn. Thực hành cũng là bước cuối cùng để hoàn thiện quy trình thiết kế. Thực hành nhiều sẽ giúp bạn dần dần định hình được phong cách riêng và tiến sâu vào con đường trở thành một Designer chuyên nghiệp. Đừng ngần ngại chia sẻ sản phẩm của mình đến mọi người xung quanh. Nó sẽ giúp bạn nhận ra những lỗi sai và làm tốt hơn trong những lần sau.
Sau khi tìm hiểu những cách học thiết kế đồ họa trên, mình mong bạn đã tìm ra được phương pháp phù hợp với hiệu quả với bản thân mình. Và hãy nhớ là phải áp dụng nó từ ngay hôm nay đó!
Bật mí thêm cho bạn một cách học thiết kế đồ họa nữa đó là tham khảo các bài viết về “Học Design” hữu ích của VnSkills Academy.