6 nguyên tắc phối màu trong thiết kế đỉnh cao dành cho newbie

nguyen-tac-phoi-mau-trong-thiet-ke

Nguyên tắc phối màu trong thiết kế yếu tố quan trọng để tạo nên những sản phẩm thiết kế tuyệt vời về màu sắc. Vậy để có được bản thiết kế có màu sắc hài hòa và đẹp mắt ta cần tuân theo những nguyên tắc nào? Hãy cùng VnSkills Academy đi tìm hiểu các nguyên tắc đó nhé.

Vai trò của màu sắc trong thiết kế

Màu sắc có sự liên kết nhất định tới cảm xúc của con người. Chẳng hạn như màu đỏ thể hiện cho sự mạnh mẽ, màu xanh hài hòa, màu hồng nhẹ nhàng. Do đó, khi vận dụng màu sắc vào trong thiết kế, chũng cũng sẽ ảnh hưởng một phần đến cảm nhận của người xem. Đồng thời màu sắc trong mỗi thiết kế biểu tượng có thể truyền đạt những thông điệp, cảm xúc, giá trị riêng.

Màu sắc được chia thành màu nóng và màu lạnh. Hoặc chia thành màu cơ bản và màu thứ cấp khi ta trộn nhiều màu sắc lại để tạo nên nhiều sắc độ khác nhau. Do đó, việc nắm được nguyên tắc phối màu trong thiết kế sẽ giúp bạn tạo ra màu sắc hài hòa, độc đáo nhất khi kết hợp các màu lại với nhau. Và trước khi tìm hiểu về các nguyên tắc phối màu trong thiết kế, chúng ta hãy đến với các thuật ngữ cơ bản về màu sắc. 

Các thuật ngữ cơ bản về màu sắc trong thiết kế

  • Sắc độ (Chroma) của màu sắc, chúng được hiểu là độ sáng của màu so với màu trắng. Chúng sẽ có các cấp độ sàn dần từ muted – bright.
  • Hue là thuật ngữ chỉ màu sắc được sử dựng chính cho đối tượng.
  • Giá trị màu (Value): được biết tới là thang đo độ sáng, tối màu màu sắc. Màu nào càng tối sẽ có giá trị thấp hơn và các màu càng sáng sẽ có giá trị cao hơn.
  • Độ bão hòa (Saturation): Chỉ sự biến đổi của màu sắc dưới các điều kiện ánh sáng khác nhau.
  • Tông màu (Tints): Được hình thành khi màu sắc được pha thêm với màu trắng tạo nên những tông màu có độ sáng khác nhau. 
  • Sắc thái (Shade): Được hình thành khi màu sắc được pha thêm màu đen tạo ra những màu tối hơn.
  • Bánh xe màu sắc (color wheel) chỉ vòng tròn với 12 màu sắc cơ bản. Với vai trò mô tả quan hệ giữa các màu sắc với nhau.

nguyen-tac-phoi-mau-trong-thiet-ke

6 nguyên tắc phối màu trong thiết kế bạn không nên bỏ lỡ

Nguyên tắc phối màu đơn sắc (Monochromatic)

Nguyên tắc phối màu đơn sắc là nguyên tắc phối màu trong thiết kế đơn giản và dễ áp dụng nhất. Để phối màu theo nguyên tắc này bạn chỉ cần chọn một màu trong bảng màu để thiết kế đồ họa. Nếu bạn mong muốn màu sắc trong thiết kế được ấn tượng và hài hòa hơn. Bạn có thể tạo ra sắc thái tự nhiên của màu bằng cách tăng giảm độ trong suốt hoặc tương phản của màu đó. 

Điều này vừa không làm rối bố cục màu sắc của bản thiết kế vừa giúp chúng được thu hút hơn. Thích hợp với các bạn muốn tạo bố cục màu sắc đơn giản nhưng vẫn nổi bật tự nhiên.

Nguyên tắc phối màu tương đồng (Analogous)

Phối màu tương đồng là nguyên tắc chọn 3 màu bất kỳ nằm cạnh nhau trên bánh xe màu sắc. Màu ở giữa mà bạn chọn sẽ là gam màu chính. Hai màu còn lại nằm hai bên trái phải trên bánh xe màu sắc đóng vai trò là màu bổ sung. Sau đó, bạn có thể kết hợp chúng lại để tạo nên bản thiết kế với màu sắc ấn tượng nhất.

nguyen-tac-phoi-mau-trong-thiet-ke

Chẳng hạn như cách kết hợp: Đỏ + Cam + Đỏ-Cam, Vàng + Cam + Vàng-Cam. Việc kết hợp màu như thế này sẽ giúp bạn tạo nên được cá tính riêng độc đáo cho tác phẩm của mình. Bên cạnh đó sẽ giúp màu sắc trong thiết kế được phân bổ liền mạch và hài hòa hơn.

Nguyên tắc phối màu tương phản (Complementary)

Nếu bạn muốn tạo nên thiết kế ấn tượng, thu hút ánh nhìn ngay từ giây phút đầu tiên thì phối màu tương phản là nguyên tắc mà bạn không nên bỏ lỡ. Cặp màu tương phản này được tạo ra bằng cách kết hợp giữa 1 màu nóng và 1 màu lạnh đối lập nhau trong bảng màu. 

Ví dụ như việc kết hợp giữa màu đỏ và xanh lá, màu cam và xanh dương, màu vàng và tím,…Điều này có thể giúp bạn nhấn mạnh và làm nổi bật được đối tượng bạn đang hướng tới. Tuy nhiên, cần tránh việc kết hợp quá nhiều màu khiến màu sắc bị biến đổi, khiến người xem rối mắt.

Nguyên tắc phối màu bộ ba (Triadic)

Phối màu bộ ba là nguyên tắc phối màu trong thiết kế dựa trên ba màu sắc. Ta sẽ lựa chọn 3 màu bất kỳ tạo thành ba đỉnh của một tam giác đều trên bánh xe màu sắc. Khi áp dụng, bạn nên lựa chọn một màu làm chỉ đạo và hai màu còn lại là màu bổ trợ. Ví dụ: Đỏ + Vàng + Xanh dương, Tím + Xanh lá + Cam,…

nguyen-tac-phoi-mau-trong-thiet-ke

 

Việc kết hợp chúng lại với nhau sẽ tạo nên tác phẩm có màu sắc bắt mắt về thị giác. Nhà thiết kế cũng có thể truyền tải thông điệp, cảm xúc vào trong thiết kế. Chẳng hạn như sự sống độ và vui tươi được thể hiện qua màu đỏ, vàng và xanh. Đây cũng là cách được rất nhiều nhãn hàng áp dụng vì chúng gia tăng độ nhận diện thương hiệu rất tốt. 

Nguyên tắc phối màu xen kẽ (Split-complementary)

Phối màu xen kẽ là nguyên tắc được rút ra từ cách phối màu tương phản ở phía trên. Thay vì lựa chọn ra hai màu đối xứng nhau, ta sẽ chọn ra 3 màu với một màu A bất kỳ và lựa chọn 2 màu đối xứng với A trên bánh xe màu sắc. Khi nối các màu sắc lại với nhau, chúng sẽ tạo thành hình dạng của một tam giác cân.

Đây được coi là một cách kết hợp màu an toàn bởi chúng tạo ra màu sắc trung tính, không  ra màu sắc quá chói mắt. Chẳng hạn như sự kết hợp giữa màu: Cam + Xanh dương + Tím, màu Đỏ – Xanh dương – Xanh lá,…

Nguyên tắc phối màu bổ túc bộ bốn (Rectangular Tetradic hay Compound Complementary)

Nguyên tắc phối màu bổ túc bộ bốn hay còn có tên gọi khác là phối màu hình chữ nhật. Đây là một cách kết hợp màu sắc khá khó và yêu cầu người sử dụng phải thật tinh tế và khéo léo. Theo quy tắc này, bạn sẽ lựa chọn ra hai cặp màu tương phản kép trên bánh xe màu sắc và pha trộn với nhau. Nếu pha trộn màu sắc không hợp lý rất dễ khiến sản phẩm của bạn gây hiệu ứng chói mắt, khiến người nhìn cảm thấy khó chịu. 

nguyen-tac-phoi-mau-trong-thiet-ke

 

Ví dụ về nguyên tắc phối màu bổ túc bộ bốn như kết hợp: Đỏ + Cam + Xanh dương + Xanh lá, Vàng + Cam + Tím + Xanh dương,…Tuy nhiên nếu bạn tận dụng được lợi thế của những màu sắc này, bạn có thể thu hút ánh nhìn người xem thông qua các cặp màu có độ tương phản mạnh. Đồng thời có thể tạo được sự cuốn hút, sống động và ấn tượng riêng cho tác phẩm.

Bằng cách nắm bắt được nguyên tắc phối màu trong thiết kế, bạn có thể dễ dàng truyền tải được cảm xúc, thông điệp qua màu sắc. Hy vọng rằng với 6 nguyên tắc phối màu mà chúng mình đưa ra phía trên có thể giúp bạn tạo nên được những ấn phẩm xuất sắc và độc đáo nhất.

Đánh giá bài viết này nếu bạn thấy hay

5/5 - (1 bình chọn)

Chia sẻ bài viết này:

Bài viết liên quan

.
.
.
.