Tìm hiểu về thiết kế đồ họa 2D – ngành nghề cực kỳ hấp dẫn

thiet-ke-do-hoa-2d

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau nói về thiết kế đồ họa 2D – một lĩnh vực được rất nhiều bạn trẻ quan tâm tính tới thời điểm hiện tại. Bài viết sẽ đề cập đến tất cả những khía cạnh mà bạn cần biết về ngành nghề này, bao gồm: khái niệm, phân loại, các kỹ năng cần thiết, cơ hội nghề nghiệp,… Ngoài ra, VnSkills cũng đưa ra những tiêu chí cụ thể giúp bạn phân biệt thiết kế đồ họa 2D và 3D. Còn chần chờ gì nữa, cùng tìm hiểu ngay thôi nào!

Thiết kế đồ họa 2D là gì? 

Đồ họa 2D (hay còn gọi là đồ họa hai chiều) được định nghĩa là một hình ảnh phẳng được xây dựng trên cơ sở hai trục ngang (trục x) và dọc (trục y). Hình ảnh 2D chỉ có thể di chuyển trong không gian 2 trục này. Nói cách khác, ảnh 3D thì không có chiều sâu. Tức là bạn sẽ không thể nhìn thấy đối tượng di chuyển gần hay xa hơn so với mắt của mình.

thiet-ke-do-hoa-2d

Thiết kế đồ họa 2D là hình thức đã xuất hiện từ hàng chục năm về trước. Tuy nhiên, nhờ vào sự đơn giản, hấp dẫn, dễ cảm nhận và tiết kiệm chi phí mà cho đến nay nó vẫn vô cùng được ưa chuộng. Và vì thế, phần lớn các quảng cáo, ấn phẩm truyền thông tại Việt Nam vẫn sử dụng công nghệ thiết kế đồ họa 2D. 

Phân loại đồ họa 2D

Đồ họa 2D có thể được chia thành 3 loại: đồ họa raster, vector và fractal.

Raster

Hình ảnh Raster bao gồm nhiều ô nhỏ, mỗi ô được gọi là 1 pixel. Mỗi pixel sẽ chứa thông tin về thông tin và màu sắc. Bạn có thể xác định một hình ảnh raster bằng cách phóng to. Nếu hình ảnh bị vỡ và xuất hiện các cạnh hình vuông xếp lại với nhau, đó là ảnh raster.

Kiểu đồ họa raster mà mỗi chúng ta đều quen thuộc đó chính là những ảnh được chụp bằng điện thoại hoặc máy cơ. Đây cũng là loại đồ họa 2D thông dụng nhất và bạn có thể nhìn thấy nó ở khắp mọi nơi. Phần mềm thiết kế ảnh raster phổ biến nhất Adobe Photoshop với định dạng JPEG, PNG. 

Vector

  • Khái niệm: Hình ảnh vectơ bao gồm một tập hợp các điểm được kết nối với nhau bởi những đường cong. Nó được mô tả bằng các công thức toán học. Do đó, ảnh vecto không yêu cầu thông tin về mỗi pixel. Cho dù bạn phóng to ảnh vectơ đến mức nào, bạn cũng sẽ không thấy nó bị vỡ. Đây là loại đồ họa được sử dụng để tạo ra các hình minh họa, biểu tượng và các bản vẽ kỹ thuật.
  • Các định dạng phổ biến: SVG, AI.
  • Phần mềm: Adobe Illustrator, CoralDRAW

thiet-ke-do-hoa-2d

Fractal

  • Khái niệm: Đồ họa Fractal chỉ mới bắt đầu phổ biến thời gian gần đây. Tuy nhiên, nó là một trong những loại đồ họa máy tính phát triển nhanh nhất và đầy hứa hẹn. Hình ảnh fractal được tạo nên bởi một hoặc nhiều phần hình học giống hệt nhau. Đây là loại đồ họa được sử dụng rộng rãi để thiết kế tờ rơi, brochure, trang web,… 
  • Các định dạng phổ biến nhất: BMP, PCX
  • Phần mềm: Art Dabbler, Fractal Explorer

So sánh thiết kế đồ họa 2D và 3D

Thiết kế 2D và 3D rất khác nhau. Trong khi thiết kế 2D chỉ có chiều rộng và chiều cao, thiết kế đồ họa 3D có ba kích thước – chiều rộng, chiều cao và chiều sâu.

Những bộ phim hoạt hình mà bạn đã xem trong quá trình lớn lên – như Tom và Jerry là ví dụ điển hình nhất về thiết kế hai chiều. Các nhân vật hoạt hình có thể di chuyển và thậm chí trông giống như thực tế. Một số mẫu logo chuyển động của các công ty lớn như Google hay Amazon cũng sử dụng đồ họa 2D. Điều này làm cho thương hiệu của họ trở nên thu hút hơn so với những đối thủ sử dụng logo cố định. Logo chuyển động cũng là một xu hướng dựa trên đồ họa 2D mà bạn nên lưu ý.

So với đồ họa 2D, hình ảnh 3D khó tạo ra hơn nhiều. Vì có cả chiều sâu nên khi thiết kế, bạn phải để tâm đến ánh sáng, bóng đổ, chuyển động, v.v. Khả năng của đồ họa 3D cho phép bạn tạo ra các hiệu ứng đặc biệt sinh động, từ đó khơi dậy hứng thú đặc biệt cho người xem. Đó là lý do tại sao những bộ phim như Avatar hay Avengers: Endgame đã thu về doanh thu phòng vé khổng lồ với hơn 2 tỷ USD.

Công việc của một nhà thiết kế đồ họa 2D là gì?

  • Lên ý tưởng thiết kế
  • Phác họa bản vẽ trên giấy.
  • Vẽ các phần tử 2D bằng máy tính bảng đồ họa (wacom).
  • Làm việc với đồ họa máy tính và hoạt ảnh trong các phần mềm chuyên nghiệp xử lý hình ảnh raster hoặc vector.

Để trở thành một nhà thiết kế đồ họa 2D cần học những gì?

Công việc của nhà thiết kế đồ họa 2D dựa trên kiến ​​thức về nền tảng mỹ thuật, hội họa. Do đó, để trở thành một 2D – graphic designer, ngoài khả năng vẽ tay, bạn phải học cách sử dụng thành thạo một hoặc nhiều phần mềm thiết kế, học kỹ năng phân tích tác phẩm của người khác, phát triển khả năng quan sát và rèn luyện tư duy sáng tạo.  

Cụ thể, những kiến thức để phục vụ thiết kế đồ họa 2D bao gồm:

  • Các nguyên tắc  cơ bản là bố cục, lý thuyết màu, đồ họa, kết cấu, v.v.
  • Các kiến ​​thức cơ bản về mỹ thuật, các phong cách nghệ thuật khác nhau.
  • Khả năng đánh giá chính xác tỷ lệ, chọn góc phù hợp, xây dựng phối cảnh.
  • Các công cụ thiết kế đồ họa 2D phổ biến: Photoshop, Illustrator, CorelDraw,…
  • Phần mềm tạo bản vẽ kỹ thuật số trên máy tính bảng.
  • Kỹ năng chỉnh sửa: chỉnh sửa màu sắc, lớp, mặt nạ, hiệu ứng, v.v.

thiet-ke-do-hoa-2d

Học thiết kế đồ họa 2D ra làm việc ở đâu?

  • Các studio thiết kế, các công ty quảng cáo: thực hiện nhiều loại đồ họa 2D thuộc các lĩnh vực khác nhau: phần giới thiệu cho video Youtube, poster, banner, tờ rơi, ảnh cho bài đăng Facebook, bản thuyết trình, v.v.
  • Các công ty Gamedev: tạo ra các nhân vật, môi trường, cảnh quan, vũ khí và các nội dung khác phục vụ trải nghiệm người dùng.
  • Nhà xuất bản: vẽ minh họa cho sách, truyện tranh, v.v.
  • Xưởng phim, phim hoạt hình: tạo nhân vật cho phim hoạt hình, phác thảo cho cảnh phim.
  • Web Studios: Tạo giao diện ứng dụng điện thoại thông minh, nội dung truyền thông xã hội và đồ họa quảng cáo sáng tạo.

Khi theo học lĩnh vực này, bạn có cơ hội lựa chọn nhiều hình thức làm việc: toàn thời gian tại văn phòng, làm online hoặc làm việc tự do. Bạn có thể lựa chọn tùy thích sao cho phù hợp với mong muốn của mình.

Chắc hẳn qua những thông tin trên, bạn đã có được cái nhìn tổng quan về ngành thiết kế đồ họa 2D. Nếu đam mê và muốn bước chân vào ngành nghề này, bạn có thể tham khảo bài viết Học thiết kế đồ họa của chúng mình. Vnskills Academy sẽ giúp bạn nắm vững những kiến thức và kỹ năng chuyên môn bổ ích.

Đánh giá bài viết này nếu bạn thấy hay

5/5 - (1 bình chọn)

Chia sẻ bài viết này:

Bài viết liên quan

.
.
.
.