Bộ câu hỏi phỏng vấn Tester thường gặp và gợi ý trả lời

Cau-hoi-phong-van-Tester-thuong-gap

Để có thể chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn, bộ câu hỏi phỏng vấn tester thường gặp sẽ đem đến cho bạn các câu trả lời ấn tượng. Từ đó, bạn có thể góp phần gia tăng sự chú ý và để lại ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Đồng thời chúng góp phần gia tăng tỷ lệ trúng tuyển của bản thân qua việc chuẩn bị kỹ lượng. Ngay sau đây hãy cùng VnSkills Academy khám phá bộ câu hỏi phỏng vấn Tester thường gặp nhé. 

Câu hỏi phỏng vấn chung mà Tester thường gặp

Hãy giới thiệu ngắn gọn về bản thân bạn?

Giới thiệu về bản thân là một trong những câu hỏi phỏng vấn tester thường gặp nhất. Do đó, đây là câu hỏi mà bạn cần phải chuẩn bị thật tốt để nhà tuyển dụng có dấu ấn tích cực về bạn. Khi giới thiệu bản thân, bạn nên nói ngắn gọn, rành mạch. Chú ý nêu bật các kỹ năng bạn đang có phù hợp với vị trí định ứng tuyển. 

Tại sao bạn lại lựa chọn công việc kiểm thử phần mềm?

Đây là câu hỏi mà nhà tuyển dụng sẽ đánh giá sự nghiêm túc về mục tiêu tương lai của bạn. Vì vậy, khi trả lời bạn hãy chứng minh bạn có những kỹ năng, thành tích, quan điểm và mong muốn của bạn như thế nào về công việc. Lý do tại sao bạn lại mong muốn theo đuổi công việc kiểm thử. Bên cạnh đó, bạn có thể nêu lên định hướng làm việc trong 1-3 năm tới. 

Theo bạn, những kỹ năng cần có của một kiểm thử viên là gì?

Khi gặp câu hỏi này, bạn không cần phải tự tạo áp lực và trả lời thật hay nhé. Bạn có thể tập trung vào các kỹ năng cần thiết của tester như: tinh thần trách nhiệm, cẩn thận tỉ mỉ, am hiểu testcases, khả năng làm việc nhóm tốt,…

 

Xem thêm: Những kỹ năng cần thiết của Tester

 

Câu hỏi phỏng vấn Tester thường gặp về kiến thức chuyên môn

Kiểm thử phần mềm gồm những bước nào?

Quy trình kiểm thử phần mềm sẽ bao gồm các bước sau:

  • Thực hiện các dự án kiểm thử theo các yêu cầu của công ty để kiểm thử phần mềm, ứng dụng, web.
  • Chuẩn bị tiến hành kiểm thử dựa trên các thông tin nghiên cứu và kịch bản kiểm thử đã xây dựng.
  • Thực hiện việc kiểm thử để kiểm tra, đánh giá sản phẩm thông qua các công cụ hỗ trợ.
  • Công việc hậu kiểm thử đảm bảo sản phẩm đạt các tiêu chuẩn và chất lượng bằng cách phối hợp làm việc với các bộ phận liên quan.

Sau cùng, tester sẽ tiến hành báo cáo kết quả thử nghiệm với cấp trên sau khi sản phẩm trải qua quá trình kiểm thử nghiêm ngặt.

Cau-hoi-phong-van-Tester-thuong-gap

Kể tên các phương pháp kiểm thử phần mềm

Hiện tại có hai phương pháp kiểm thử phần mềm chính là kiểm thử hộp trắng và kiểm thử hộp đen, trong đó:

  • Kiểm thử hộp đen: Phương pháp này không yêu cầu tester cần biết kiến thức lập trình. Tester sẽ cần xây dựng các trường hợp test dựa trên các nhu cầu của khách hàng đưa ra được thể hiện qua bản đặc tả yêu cầu.
  • Kiểm thử hộp trắng: Được sử dụng khi tester hiểu rõ các cấu trúc, bộ phận bên trong phần mềm. Tester sẽ thực hiện kiểm tra mã code, thuật toán và cấu trúc chương trình thông qua các yêu cầu được đưa ra.

Khi nào ta nên dừng lại quá trình kiểm thử?

Đây cũng là một trong những câu hỏi phỏng vấn tester thường gặp để kiểm tra phản ứng của ứng viên đối với các tình huống trong quá trình kiểm thử. Với mỗi dự án khác nhau sẽ có những điều kiện dừng khác nhau. Tuy nhiên, chúng thường bao gồm các yếu tố như:

  • Vượt quá thời gian thực hiện kiểm thử
  • Hết ngân sách để chi trả
  • Tester đã đạt được các yêu cầu về test case và tỷ lệ bug.
  • Sản phẩm ít bug, có thể hoạt động tốt.
  • Các lỗi được phát hiện trong quá trình kiểm thử đã được fix.
  • Quá trình kiểm thử đã hoàn thiện, tài liệu và báo cáo hoàn thành.
  • Quản lý dự án quyết định dừng lại quá trình kiểm thử để thay đổi phương pháp.

Giai đoạn nào lỗi phần mềm thường xảy ra nhiều nhất?

Các lỗi phần mềm thường xảy ra nhiều nhất chính là khi bộ phận lập trình viên hoàn thành mã nguồn dự án. Đây cũng chính là lúc tiến vào giai đoạn kiểm thử phần mềm để phát hiện và xử lý các lỗi. 

Cau-hoi-phong-van-Tester-thuong-gap-va-huong-dan-tra-loi

Các dự án bạn đã tham gia và vai trò của bạn trong các dự án đó?

Khi nhà tuyển dụng hỏi câu hỏi này, bạn cần trình bày các thông tin cơ bản về dự án và vị trí mà bản thân đảm nhiệm. Bên cạnh đó, bạn có thể đề cập thêm về chủ đề, mục đích, ý nghĩa và kết quả mà dự án đã đạt được.

Một vài ứng viên có nhiều kinh nghiệm sẽ tham gia vào rất nhiều dự án khác nhau. Do đó, bạn có thể cân nhắc để đưa ra một vài dự án mà bạn cảm thấy thành tựu nhất. Đồng thời bạn cần nêu rõ chuyên môn kỹ thuật kiểm thử của bản thân để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Chia sẻ trải nghiệm của bạn với công cụ X đã thực hiện kiểm thử

Để có thể chia sẻ trải nghiệm của bạn về một công cụ đã sử dụng trong quá trình kiểm thử rõ ràng và rành mạch nhất. Bạn có thể sử dụng mô hình STAR, bao gồm:

  • Situation: Mô tả ngắn gọn về công cụ X bạn sử dụng và quá trình làm việc, phát triển dự án với công cụ đó.
  • Tasks: Liệt kê các công việc bạn đã làm khi sử dụng công cụ X.
  • Actions: Chỉ ra chi tiết các hành động khi bạn sử dụng công cụ.
  • Results: Kết quả của dự án bạn đã thực hiện khi sử dụng công cụ X.

Một số câu hỏi phỏng vấn tester thường gặp về tình huống liên quan

Bạn sẽ làm gì sau khi đã bàn giao dự án kiểm thử nhưng lại xuất hiện lỗi?

Trước khi kết thúc dự án, tester cần phải kiểm tra thật kỹ và tỉ mỉ xem lỗ cũ đã được fix chưa, lỗi mới có xuất hiện hay không. Phải đảm bảo đủ các yêu cầu mới có thể kết thúc dự án. Tuy nhiên, nếu sau khi bàn giao xong với bên khách hàng, phần mềm lại phát sinh lỗi, khi đó bạn sẽ cần thật bình tĩnh để xác minh nguyên nhân. Nếu đó là lỗi phía bên tester, bạn cần nhanh chóng nhận lỗi và tiến hành xử lý. Nếu lỗi do khách hàng thực hiện sai thao tác, hãy cẩn thận hướng dẫn họ thực hiện đúng quy trình một lần nữa. 

bo-cau-hoi-phong-van-Tester-thuong-gap

Bạn sẽ phản ứng như thế nào nếu trong team có người xung đột với cách làm việc của bạn?

Trong tình huống này, bạn cần làm rõ nguyên nhân xung đột giữa bạn và đồng nghiệp. Sau đó, cả hai có thể tiến hành trao đổi để hai bên thấu hiểu cách làm việc với nhau. Từ đó, cả hai có thể tìm ra cách làm việc chung phù hợp nhất. Cho dù giải quyết như thế nào, bạn hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn sẽ không để những mâu thuẫn nhỏ gây ảnh hưởng đến công việc.

Nếu bạn phát hiện ra lỗi nhưng phía Developer không đồng ý đó là lỗi, bạn sẽ xử lý thế nào?

Trong quá trình làm việc, Tester và Developer là hai vị trí có mối liên hệ cực kỳ chặt chẽ. Developer là người thực hiện các hoạt động liên quan đến kỹ thuật. Tester là người thực hiện kiểm gia, giám sát để phát hiện ra các lỗi, sai sót trong phần mềm. Cả hai bên sẽ cùng phối hợp với nhau để có thể hoàn thành dự án tốt nhất.

Trong quá trình làm việc, nếu hai bên phát sinh xung đột như tình huống đưa ra. Cả hai cần ngồi lại để trao đổi, bàn bạc với nhau về nguyên nhân đưa ra cả hai kết luận đó. Sau đó, hai bên sẽ thống nhất kết quả. Trong quá trình trao đổi, điều quan trọng là hai bên phải thật bình tĩnh khi xem xét sự việc.

Ứng viên nên hỏi lại nhà tuyển dụng những gì?

Vào cuối buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường có câu hỏi “Bạn có thắc mắc hay vấn đề gì về công việc và công ty muốn giải đáp không?”. Khi đó, đừng ngại ngần mà nói lên những suy nghĩ mà bản thân muốn biết nhé. Đây cũng là một điểm cộng rất lớn thể hiện tinh thần làm việc, ham học hỏi của ứng viên. Một vài câu hỏi mà bạn có thể hỏi lại nhà tuyển dụng như:

  • Môi trường làm việc và văn hóa công ty như thế nào?
  • Vai trò và nhiệm vụ của vị trí ứng tuyển gồm những gì?
  • Công ty có kế hoạch đào tạo và phát triển cho nhân viên không?
  • Cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp của vị trí này như thế nào?
  • Công ty áp dụng các phương pháp làm việc như thế nào?
  • Khi nào tôi mới có thể nhận được thông báo về kết quả phỏng vấn?

Trên đây là tất tần tật câu hỏi phỏng vấn tester thường gặpVnSkills Academy muốn chia sẻ với bạn. Chúc các bạn có được cuộc phỏng vấn thuận lợi và thành công.

Đánh giá bài viết này nếu bạn thấy hay

Vui lòng đánh giá

Chia sẻ bài viết này:

Bài viết liên quan

.
.
.
.