Game tester là gì? Các kỹ năng cần có của Game tester

Game-tester-la-gi

Game tester là gì? Game tester là công việc được rất nhiều game thủ và các bạn yêu thích game quan tâm. Nhiều người thường cho rằng đây là công việc kiểm thử khá đơn giản và nhàn hạn. Tuy nhiên thực tế có phải như vậy hay không? Công việc của game tester là gì? Chúng có điều gì khác biệt với những gì chúng ta tưởng tượng? Cùng VnSkills Academy tìm hiểu câu trả lời qua bài viết này nhé. 

Game tester là gì?

Game tester là những người làm trong các công ty sản xuất game với nhiệm vụ kiểm tra và thử nghiệm game trước khi đưa ra thị trường. Game tester sẽ nhận được phiên bản game beta gần nhất với bản game chính thức. Khi đó, họ sẽ bắt đầu chơi game nhiều lần từ đầu đến cuối để có thể phát hiện các bug hoặc trục trặc trong trò chơi. Cuối cùng, game tester sẽ tiến hành tổng hợp lại các lỗi và bàn giao cho các bên xử lý.

Sự khác nhau giữa player và game tester là gì? Người làm game tester khác hẳn với người chơi game thông thường. Game tester sẽ cần tập trung để “soi” ra các lỗi chứ không phải là trải nghiệm chơi giải trí thông thường. Tùy thuộc vào từng công ty mà game tester sẽ chơi nhiều thể loại game trên nhiều nền tảng khác nhau như: Playstation, Xbox, Nintendo Wii, mobile, PC,…

Nhiều người nghĩ rằng công việc game tester khá đơn giản và nhàn vì chỉ cần chơi game và tìm ra lỗi. Thế nhưng đây lại là một công việc khá nhàm chán bởi game tester sẽ cần chơi đi chơi lại game nhiều lần. Quy trình làm việc sẽ rất khắt khe đồi hỏi kinh nghiệm chuyên môn tốt chứ không hề mang tính giải trí. 

Game-tester-la-gi

Game tester làm việc ở đâu?

Game tester thường làm tại các công ty sản xuất, phát triển game. Hình thức làm việc cũng rất tự do và thoải mái. Chỉ với một chiếc máy tính, game tester có thể bắt đầu làm việc tại mọi địa điểm. Chúng khác với nhiều công việc khác phải gắn bó và dành nhiều thời gian trong văn phòng. Tuy nhiên, khi tiến hành làm việc, game tester sẽ có những deadline chặt chẽ và áp lực công việc cao.

Công việc của game tester là gì?

Trước khi một tựa game được phát hành, game tester sẽ nhận được các bản khác nhau của game để tiến hành kiểm tra thử nghiệm. Nếu game có nhiều chế độ và cấp bậc, game tester cần phải chơi qua tất cả các chế độ từ đầu đến cuối. Chẳng hạn từ vị trí người mới bắt đầu đến trung cấp và các cấp cao hơn.

Trong quá trình thử nghiệm, tester cần làm mọi cách để có thể tìm ra các lỗi (bug) của sản phẩm. Khi đó, game tester sẽ hóa thân thành một game thủ và thử nghiệm tất cả trong quá trình chơi để tìm ra những phần trục trặc. Thâm chí, tester có thể thực hiện một số động tác mà người chơi có thể gặp phải. Ví dụng như việc bị mắc kẹt trong các bức tường, đầm lầy, bị tắc nghẽn trong trò chơi,…Các lỗi này được ví như sự cắt xén.

Sau khi kiểm tra và tìm thấy lỗi, game tester sẽ viết mô tả bugs. Chúng bao gồm các bước tái hiện bug, kết quả thực và kết quả mong muốn nhận được. Sau đó, game tester sẽ gửi cho developer để tiến hành chỉnh sửa. Sau khi đã có bản cập nhật, game tester sẽ tiến hành kiểm tra lại một lần nữa để xem chúng đã ổn định chưa. 

Game-tester-lam-viec-o-dau

Quy trình test game cơ bản

Test game là một quy trình quan trọng trước khi phát hành game. Điều này sẽ giúp các nhà quản trị đánh giá được game đã đáp ứng đủ điều kiện và yêu cầu để phát hành hay chưa. Ngay khi phát hiện ra lỗi, ta cũng có thể kịp thời kiểm soát và ngăn chặn các trải nghiệm không mong muốn của người chơi. Quy trình test game cơ bản của game tester là gì? Game tester khi thực hiện test game sẽ phải trải qua quy trình cơ bản là:

  1. Nhận dạng: Game tester sẽ tiến hành phân tích và xác định các quy tắc được đặt ra trong game.
  2. Kiểm tra các chức năng: Kiểm tra xem game có hoạt động như dự định hay không. Game tester có thể tiến hành kiểm tra tích hợp với các công cụ mà bên thứ ba sử dụng (nếu có).
  3. Khả năng tương thích với hệ điều hành và trình duyệt: Đảm bảo game tương thích với hệ điều hành được yêu cầu. Game tester sẽ tiến hành kiểm tra từ những yếu tố nhỏ nhất như hình ảnh, âm thanh, độ ổn định trên hệ điều hành,…
  4. Kiểm tra hiệu suất: Đây là yếu tố rất quan trọng đối với game online. Game tester sẽ cần quan tâm đến các vấn đề như: Hiệu suất tổng thể, thời gian đáp ứng trên máy khách (Client) và máy chủ (Server), hiệu suất đồ họa, mức tiêu thụ pin, khả năng kết nối internet,…
  5. Thử nghiệm nhiều người chơi: Thử nghiệm tình huống nhiều người đăng nhập vào game có xảy ra vấn đề giật lag không, trò chơi có bị quá tải khi nhiều người tham gia không,…
  6. Báo cáo: Game tester sẽ tiến hành tổng hợp các lỗi và thông báo cho developer để tiến hành khắc phục.
  7. Phân tích: Game tester sẽ đóng vai trò tham mưu đưa ra các ý kiến đề xuất sửa đổi cho developer.
  8. Xác minh: Game tester tiến hành kiểm tra lại các lỗi trên nhiều nền tảng, đảm bảo lỗi không còn xuất hiện. 

Những kỹ năng quan trọng cần có để trở thành game tester là gì?

Kỹ năng quan sát

Kỹ năng quan sát đóng vai trò rất quan trọng trong việc bắt lỗi. Game tester sẽ cần quan sát từng chi tiết nhỏ nhất để tìm ra các lỗi chưa phù hợp. Chúng có thể xuất phát từ các yếu tố cơ bản nhất như hình ảnh, âm thanh, thao tác chơi,…Thậm chí là đến từ các bugs ẩn trong khâu vận hành khó tìm kiếm.

Khi game tester trang bị khả năng quan sát tốt sẽ góp phần tăng hiệu suất công việc cao hơn hơn. Họ sẽ không phải kiểm tra một vấn đề nhiều lần mới có thể tìm ra lỗi hoặc bỏ sót các lỗi khiến sản phẩm không được hoàn thiện khi đến tay người dùng. Game tester có thể hỏi hỏi và rèn luyện nâng cao kỹ năng quan sát của mình.

cong-viec-Game-tester-la-gi

Tư duy phân tích

Game tester có tư duy phân tích vấn đề tốt sẽ luôn được đánh giá rất cao trong công việc. Đây cũng là kỹ năng thực tế cần có trong rất nhiều ngành nghề chứ không chỉ riêng việc kiểm định game. Kỹ năng phân tích tốt sẽ giúp game tester xây dựng test case nhanh chóng, tối ưu thời gian và quy trình làm việc hơn.

Kỹ năng tìm kiếm và khắc phục sự cố

Đây là kỹ năng cơ bản quan trọng mà các tester cần có trong việc kiểm định. Bởi game tester phải là người cực kỳ nhanh nhạy để có thể phát hiện và phân biệt đâu là lỗi và đâu là tính năng game. Từ đó, game tester có thể tái hiện và giúp developer khắc phục sự cố tốt hơn. 

Ngoài ba kỹ năng cơ bản mà chúng mình đề cập ở phía trên, để trở thành game tester chuyên nghiệp, bạn sẽ cần trang bị nhiều kỹ năng khác. Ví dụ như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng chịu được áp lực công việc cao, kiên trì, bền bỉ, đam mê với nghề,…

 

Xem thêm: Quy trình kiểm thử phần mềm

 

Cơ hội việc làm và mức lương của Game tester 

Cơ hội việc làm của Game tester

Cơ hội việc làm của Game tester hiện nay rất rộng mở với nhiều tiềm năng phát triển. Nhất là khi công nghệ số phát triển, rất nhiều công ty công nghệ và trò chơi đẩy mạnh phát hành nhiều trò chơi hấp dẫn. Từ đó, nhu cầu tuyển dụng nhân viên kiểm thử tại các công ty cũng không ngừng gia tăng. Một số công ty game hàng đầu Việt Nam mà bạn có thể tham khảo như: VinaGame – VNG, VTC Game, Mog, Soha game, Funtap,…

Mức lương của Game tester

Thực tế hiện nay, game tester vẫn còn đang là một ngành nghề khá mới lạ và khan hiếm nhân lực tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhu cầu nhân sự về tester có xu hướng gia tăng do sự phát triển của nhiều công ty công nghệ. Theo khảo sát tại VietnamSalary, mức lương trung bình của Game tester tại Việt Nam rơi vào khoảng 14 triệu đồng/tháng. Mức lương cũng sẽ có sự thay đổi tùy thuộc vào công ty, khối lượng công việc, vị trí đảm nhiệm. 

Game tester hứa hẹn là ngành nghề có sức hút với nhiều tiềm năng phát triển lớn ở hiện tại và tương lai. Hy vọng rằng thông qua bài viết của VnSkills Academy sẽ giúp bạn hiểu hơn về game tester là gì. Từ đó, bài viết có thể giúp bạn định hướng một phần con đường nghề nghiệp của bản thân nhé.

Đánh giá bài viết này nếu bạn thấy hay

Vui lòng đánh giá

Chia sẻ bài viết này:

Bài viết liên quan

.
.
.
.