Với các graphic designer, quy trình thiết kế đồ họa không phải chỉ làm việc với các bản vẽ. Để tạo ra được một sản phẩm thiết kế hoàn chỉnh như logo, banner, poster,…người thiết kế phải trải qua rất nhiều công đoạn phức tạp. Mỗi công đoạn đều có những yêu cầu riêng đòi hỏi graphic designer phải thật chuyên nghiệp và có chuyên môn nhất định. Ngay sau đây, chúng mình sẽ đưa bạn đi tìm hiểu 9 bước quan trong trong quy trình thiết kế đồ họa nhé.
Thu thập thông tin
Nhận bản tóm tắt yêu cầu dự án (Creative Brief) từ khách hàng.
Bước đầu tiên trong quy trình thiết kế đồ họa của một graphic designer là thu nhận ý kiến khách hàng thông qua bảng tóm tắt yêu cầu dự án. Trong bảng tóm tắt đó, sẽ bao gồm các thông tin mà designer muốn nắm bắt ở khách hàng như:
- Mục đích triển khai dự án
- Thông điệp mà dự án muốn truyền tải.
- Mục tiêu mà dự án muốn đạt được là gì?
- Các yêu cầu đặc biệt liên quan tới dự án.
- Thông tin nhân khẩu học.
- Các thông tin quan trọng khác.
Đánh giá sơ bộ về bản Brief.
Sau khi graphic designer nhận bản Brief từ khách hàng sẽ tiến hành đánh giá sơ bộ về dự án. Mức độ khả thi của dự án như thế nào, chi phí thực hiện ra sao? Từ đó, ta có thể đưa ra những giải pháp sơ bộ ban đầu để tiến hành hoạch định và phân bổ nguồn nhân lực.
Nghiên cứu Brief
Sau khi kết thúc quá trình thu thập thông tin sơ bộ ban đầu, các graphic designer sẽ tiến hành nghiên cứu sâu về sản phẩm. Bằng cách thu thập thông tin nhiều nhất có thể về sản phẩm để tìm ra định hướng khách hàng. Đây là một trong những bước vô cùng quan trọng trong quy trình thiết kế đồ họa.
Nghiên cứu thị trường.
Các graphic designer sẽ tiến hành phân tích thị trường thông qua hai mục tiêu chính là khách hàng và đối thủ cạnh tranh của khách hàng. Các thông tin cần thu thập, điều tra bao gồm:
- Những đặc tính của sản phẩm, thương hiệu của khách hàng và đối thủ cạnh tranh.
- Bộ nhận diện thương hiệu và nét đặc trưng nổi bật của thương hiệu
- Kiểm tra các nền tảng kỹ thuật số liên quan đến công ty như: Website chính thức, Facebook, Instagram, zalo, LinkedIn, Tik Tok,…
- Điều tra thông qua các bài báo, bài phỏng vấn về thương hiệu.
- Khách hàng mục tiêu của thương hiệu là ai, họ có đặc điểm, thói quen, hành vi mua như thế nào, họ yêu thích điều gì,…
Đối chiếu thông tin thu được với bản Brief của khách hàng.
Từ việc thu thập thông tin nghiên cứu thị trường, các designer sẽ đối chiếu với bản Brief của khách hàng để nghiên cứu, phân tích kỹ thông tin và tìm ra định hướng thiết kế riêng biệt.
Triển khai ý tưởng.
Từ những định hướng ban đầu, các designer sẽ vạch ra những ý tưởng riêng cho dự án. Từ việc lựa chọn màu sắc, phông chữ, hình ảnh biểu thị,…cho đến cách thể hiện nội dung ra sau cho thật hấp dẫn nhất. Quá trình triển khai ý tưởng cần phải có sự logic nhất định và được thống nhất ngay từ ban đầu. Để từ đó, bạn có thể có những ý tưởng sáng tạo độc đáo nhất phù hợp với định hướng chung.
Sáng tạo ý tưởng
Ngay sau khi thống nhất được ý tưởng chung, đến với quy trình thiết kế đồ họa tiếp theo, các designer sẽ bắt đầu dùng nhiều biện pháp khác nhau để tìm ra ý tưởng hay và sáng tạo nhất. Một số phương pháp sáng tạo được áp dụng nhiều như: brainstorm (tư duy nhanh), word association (liên kết từ), mind map (sơ đồ tư duy) để cho ra các ý tưởng hay và độc đáo nhất. Trong đó phương pháp brainstorm được áp dụng rất nhiều bởi việc tư duy liên lục có thể khiến ta nảy ra những ý tưởng cho dù điên rồ nhất nhưng cũng độc đáo nhất.
Tiếp theo khi ta đã có rất nhiều ý tưởng hay và độc đáo, các designer sẽ cần sắp xếp và phân tích ý tưởng. Sau đó, các nhà thiết kế sẽ lựa chọn ra ý tưởng phù hợp nhất với khách hàng.
Phác thảo ý tưởng
Khi đã có ý tưởng sáng tạo, các graphics designer sẽ tiến hành phác thảo ý tưởng bằng màu chì hoặc màu thô trên giấy. Cùng một ý tưởng ban đầu, designer sẽ có được nhiều cách thể hiện sản phẩm khác nhau thông qua phương pháp brainstorm. Từ đó, các designer có được nhiều giải pháp thiết kế đồ họa để đề xuất đến khách hàng trong thời gian nhanh chóng. Ngoài ra, để thuận tiện nhất trong việc thiết kế, ngày nay các designer có thể phác thảo trên máy thông qua các ứng dụng thiết kế mà không tốn nhiều thời gian.
Xác nhận thiết kế
Sau khi đã có được các bản phác thảo sơ bộ nhất, designer sẽ tiến hành gửi bản thiết kế cho khách hàng để lựa chọn và đánh giá. Đây là một khâu quan trọng trong quy trình thiết kế đồ họa bởi nếu như các designer cứ thực hiện mà không hỏi ý kiến khách hàng. Điều này rất dễ gây ra sai sót do thực sự phù hợp với những gì khách hàng mong muốn. Từ đó, bạn có thể phải hủy bỏ hoàn toàn và đổi sang một ý tưởng khác vào giây phút cuối, mất rất nhiều thời gian.
Triển khai, tinh chỉnh thiết kế.
Sau khi có được bản thiết kế sơ bộ được khách hàng thông qua, bước tiếp theo trong quy trình thiết kế đồ họa là các designer sẽ tiến hành bắt tay vào triển khai thiết kế. Thông qua các công cụ, phần mềm thiết kế đồ họa như: Adobe illustrator, adobe photoshop, Indesign,…các nhà thiết kế sẽ tiến hành vẽ và tinh chỉnh bản vẽ và tạo ra sản phẩm ấn tượng nhất với khách hàng.
Bên cạnh đó, các nhà thiết kế cần đối chiếu lại bản vẽ dựa trên bản Brief của khách hàng. Nhận xét xem bản vẽ đã đáp ứng hoàn toàn yêu cầu của khách hàng hay chưa, cần chỉnh sửa gì nữa hay không. Bản thiết kế đã thực sự hướng tới khách hàng mục tiêu hay chưa? Có điểm gì nổi bật hơn so với đối thủ hay không? Từ đó, những ý tưởng tốt nhất sẽ được designer đưa lên phần mềm để tạo bản mô phỏng (mockup) và mang đi thuyết trình với khách hàng.
Trình bày với khách hàng
Một điều lưu ý là cách thức trình bày bản thiết kế cung sẽ ảnh hưởng tới việc thiết kế của bạn có được duyệt qua hay không. Do đó, việc trình bày ý tưởng sao cho súc tích, ngắn gọn, dễ hiểu nhất được các designer chú trọng rất nhiều. Để bản thiết kế được thuyết phục, các designer có thể lồng thêm câu chuyện, thông điệp ý nghĩa thông qua các giá trị biểu tượng. Từ đó, khả năng thuyết phục và ảnh hưởng tới khách hàng của designer cũng sẽ cao hơn.
Tiếp nhận phản hồi và hoàn thiện
Sau khi trình bày bản thiết kế với khách hàng, graphic designer sẽ tiến hành thu nhận ý kiến để bản thiết kế được hoàn thiện hơn. Đây cũng chính là giai đoạn khiến designer gặp nhiều áp lực bởi có nhiều ý kiến tranh cãi, mâu thuẫn về quan điểm với khách hàng có thể xảy ra. Điều quan trọng nhất là designer cần có cách thể hiện, thuyết phục khéo léo trong việc tiếp nhận và chỉnh sửa thiết kế hợp lý.
Khi bản thiết kế đã được phê duyệt, designer sẽ chuyển giao thiết kế tới các bộ phận liên quan tới khách hàng như: marketing, truyền thông, sản phẩm,…
Thông qua bài viết về quy trình thiết kế đồ họa mà chúng mình chia sẻ phía trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ graphic designer sẽ làm những công việc gì rồi đúng không nào. Mặc dù là một công việc sáng tạo, nhưng các nhà thiết kế vẫn luôn phải tuân thủ theo các quy trình thiết kế đồ họa nhất định. Chúng không những khiến các sản phẩm thiết kế trở nên chất lượng hơn mà còn làm tăng tính chuyên nghiệp của cho các graphic designer.
Vì sao quy trình thiết kế đồ họa lại quan trọng đối với graphic designer?
Để có thể tạo ra được bản thiết kế hoàn chỉnh, graphic designer cần trải qua những quy trình nhất định. Điều đó giúp cho tiến độ công việc được đảm bảo đúng thời hạn, chất lượng công việc được tốt hơn. Trong quá trình phân tích và thu thập dữ liệu, graphic designer cần hợp tác với nhiều bộ phận liên quan. Nếu không có quy trình kiểm soát chặt chẽ, chắc chắn chất lượng công việc sẽ không được đảm bảo. Ngoài ra, một quy trình thiết kế nghiêm chỉnh còn thể hiện tính chuyên nghiệp của designer.
Bước đầu tiên trong quy trình thiết kế đồ họa là gì?
Bước đầu tiên trong quy trình thiết kế đồ họa của một graphic designer là thu nhận ý kiến khách hàng thông qua bảng tóm tắt yêu cầu dự án (creative brief). Sau đó designer sẽ tiến hành đánh giá sơ bộ về dự án. Mức độ khả thi của dự án như thế nào, chi phí thực hiện ra sao? Từ đó, ta có thể đưa ra những giải pháp sơ bộ để tiến hành hoạch định và phân bổ nguồn nhân lực phù hợp.
Nghiên cứu Brief có phải là một bước quan trong trong quy trình thiết kế đồ họa?
Nghiên cứu brief là một bước quan trọng trong quy trình thiết kế đồ họa. Đặc biệt mục nghiên cứu thị trường là yếu tố không thể thiếu nhằm giúp bản thiết kế nắm bắt đúng xu hướng. Sau đó, graphic designer sẽ đối chiếu với bản Brief của khách hàng để tổng hợp, phân tích kỹ thông tin và tìm ra định hướng thiết kế tốt nhất.