Vòng tròn màu sắc là gì? Các nguyên tắc phối màu cơ bản

vong-tron-mau-sac-la-gi

Vòng tròn màu sắc là gì? Màu sắc luôn đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện vẻ đẹp của bộ trang phục hay các công trình thiết kế. Để có được nguyên tắc phối màu ấn tượng, vòng tròn màu sắc là công cụ quan trọng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Vậy vòng tròn màu sắc là gì? Có những nguyên tắc phối màu cơ bản nào mà bạn nên biết? Hãy cùng VnSkills Academy khám phá qua bài viết này nhé.

Vòng tròn màu sắc là gì?

Vòng tròn màu sắc (color circle) hay còn được biết đến với tên gọi khác là bánh xe màu sắc. Cúng là một bảng màu hình tròn được thiết kế dựa trên cấu trúc của cầu vồng. Nguyên tắc này được Isaac Newton đưa ra năm 1666. Trong một dịp tình cờ khi ông phát hiện ra ánh sáng không chỉ đơn thuần là màu đơn sắc thông qua một chiếc bình thủy tinh. Các màu sắc mà ông phát hiện ra được đưa vào trong bánh xe màu, mô phỏng sự kết hợp của ánh sáng.

Sau đó, vòng tròn màu sắc đã được Johann Wolfgang Goethe nghiên cứu sâu hơn và phát triển thêm nhiều loại màu. Cho đến nay, vòng tròn màu sắc được ứng dụng rất nhiều trong nghiên cứu hội họa, thời trang, kiến trúc, nhiếp ảnh,…

Vòng tròn màu sắc được tạo theo nguyên tắc trộn 2 màu trong bánh xe màu để tạo ra màu tiếp theo. Trong một vòng thuần sắc, ta sẽ có 3 màu cấp 1 (màu cơ bản), 3 màu cấp 2 và 6 màu cấp 3. Cung độ màu của vòng tròn cũng được chia thành 8 cấp độ từ đậm đến nhạt đi từ phần rìa vào tâm vòng tròn. 

vong-tron-mau-sac-la-gi

Cấu tạo của vòng tròn màu sắc gồm những gì?

Màu cấp 1 (Primary Color)

Màu cấp 1 sẽ gồm 3 màu chính là đỏ, xanh dương và vàng. Đây là 3 màu chính cơ bản nhất để tạo thành các màu sắc khác trong tự nhiên khi được trộn theo một tỉ lệ nhất định.

Màu cấp 2 (Secondary Color)

Màu cấp 2 được tạo ra bằng cách trộn hai màu cấp 1 lại với nhau theo cùng một tỷ lệ. Chẳng hạn như: màu tím (xanh + đỏ), màu xanh lá cây (vàng + xanh dương), màu cam (đỏ + vàng),…

Màu cấp 3 (Tertiary Color)

Với 6 màu còn lại ở cấp 3 sẽ được tạo ra bằng cách trộn một màu cấp 1 và một màu ở cấp 2 với tỷ lệ bằng nhau. 

Các nhóm màu chính trong vòng tròn màu sắc là gì?

Trong vòng tròn màu sắc được phân thành hai nhóm màu đối lập nhau là nhóm màu nóng và nhóm màu lạnh. Điều này sẽ giúp ta ứng dụng màu sắc vào cuộc sống dễ dàng hơn. Nhất là trong lĩnh vực hội họa, kiến trúc và nội thất.

vong-tron-mau-sac-trong-thiet-ke-la-gi

Nhóm màu nóng (Warm color) là những gam màu được tạo thành từ các màu chính như: đỏ, cam, vàng,…Các màu này thường gợi liên tưởng tới nhiệt độ cao, sự sôi sục, nhiệt huyết. Chúng có khả năng tác động mạnh mẽ về mặt thị giác, vị giác, cảm xúc,…

Nhóm màu lạnh (Cool Color)  là những gam màu mang lại cảm giác mát mẻ dễ chịu như: xanh lá, xanh dương, tím, đen, trắng,…Thậm chí một số màu còn mang đến cảm giác lạnh lẽo, kỳ bí.

Các cách phối màu cơ bản theo vòng tròn màu sắc là gì?

Nguyên tắc phối màu đơn sắc

Nguyên tắc phối màu đơn sắc (Monochromatic) được rất nhiều lĩnh vực ứng dụng bởi cảm giác đơn giản và tinh tế mà chúng đem lại. Để phối màu đơn sắc, ta sẽ sử dụng một gam màu chính. Sau đó, ta sử dụng cấp độ đậm nhạt của màu đã chọn trên vòng tròn màu sắc. 

Nguyên tắc phối màu tương phản

Nguyên tắc phối màu tương phản là cách phối hai màu đối xứng nhau trên bánh xe màu sắc. Cách kết hợp này sẽ đem đến cảm giác đầy năng lượng và tạo nên những điểm nhấn ấn tượng trong thiết kế. Tuy nhiên cách phối mùa này cũng sẽ giống như con dao hai lưỡi. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm thì rất dễ khiến thiết kế bị rối mắt người xem.

cach-su-dung-vong-tron-mau-sac-la-gi

Nguyên tắc phối màu tương đồng

Nguyên tắc phối màu tương đồng là cách phối những tone màu gần kề trên bánh xe màu sắc. Bạn nên phối nhiều nhất là 2-3 màu để tránh thiết kế trở nên lòe loẹt và rối rắm. Cách phối màu tương đồng sẽ đem tới cảm giác vô cùng hài hòa, nhã nhặn và đầy sức hút.

Điểm ấn tượng của cách phối màu này đó là sự đa dạng trong cấp độ màu sắc. Do những gam màu được chọn đều có vị trí liền kề nhau nên chúng không có quá nhiều sự đối lập. Tạo nên cảm giác nhẹ nhàng, thoải mới với hiệu ứng dịu nhẹ trong thị giác. 

Để làm tốt cách phối màu này, bạn hãy lựa chọn màu sắc chủ đạo trước. Sau đó bạn chọn hai màu liền kề bên cạnh. Điều này sẽ giúp bạn làm nổi bật được tone màu chính và các màu phụ trợ được hài hòa hơn.

Xem thêm:

Nguyên tắc phối màu bổ túc bộ 3 (tam giác)

Khác với hai nguyên tắc phối màu được nhắc đến phía trên, nguyên tắc phối màu bổ túc đề cao tính độc đáo để nổi bật chủ thể. Nguyên tắc phối màu bổ túc bộ 3 là cách lựa chọn 3 màu tạo thành hình tam giác đều trên vòng tròn màu sắc. Kiểu phối màu này sẽ thiên hướng tới việc từ bỏ sự hài hòa nhẹ nhàng và hướng tới sự nổi bật màu sắc chủ thế. 

Nguyên tắc phối màu bổ túc bộ 4 (vuông hoặc chữ nhật)

Nguyên tắc phối màu bổ túc bộ 4 là nguyên tắc phối màu khá phức tạp. Bởi khi bạn càng sử dụng nhiều màu sắc, việc phân bổ bố cục sao cho thật hài hòa sẽ càng khó khăn hơn. Phối màu bổ túc bộ 4 sẽ bao gồm việc sử dụng 1 gam màu chính làm điểm nhấn và 3 màu bổ sung. Các gam màu được sử dụng sẽ tạo thành hình vuông hoặc hình chữ nhật trên bánh xe màu sắc. Chúng đem lại cảm giác phong phú và ấn tượng cho người xem.

Vòng tròn màu sắc là công cụ quan trọng để các ứng dụng màu sắc vào trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng mình cung cấp đã giúp bạn hiểu hơn về vòng tròn màu sắc là gì. Chúc các bạn có những giây phút học tập và làm việc hiệu quả.

Đánh giá bài viết này nếu bạn thấy hay

Vui lòng đánh giá

Chia sẻ bài viết này:

Bài viết liên quan

.
.
.
.