Hologram là gì? Khám phá công nghệ 3D Hologram đầy ấn tượng

hologram-la-gi

Hologram là gì? Hologram là một thuật ngữ quen thuộc và được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, hologram ngày càng chứng minh được sức hút của mình với mọi người. Vậy hologram là gì? Cùng VnSkills Academy khám phá công nghệ 3D Hologram đầy ấn tượng nhé. 

Hologram là gì?

Hologram được biết đến là một sản phẩm được tạo nên bởi kỹ thuật ghi hình 3D có tên là holography. Chúng là hình ảnh phản chiếu của một vật thể mà ta có thể cảm nhận trên mọi góc độ. Đem đến cảm nhận sống động như thật tới cho người nhìn. Mặc dù ta không thể chạm, cầm được chúng.

Hay nói một cách trừu tượng hơn, hologram là cách bố trí các chi tiết của một bức ảnh phẳng. Để khi có ánh sáng chiếu tới sẽ khiến chúng nổi lên như một hình ảnh 3D. Hologram còn được hiểu là kỹ thuật ghi hình của không gian 3D lên môi trường không gian 2D. Và từ môi trường không gian 2D đó có thể tái tạo lại hình ảnh của sự vật. Dưới một góc nhìn thích hợp dưới ánh sáng, hình ảnh 3D sẽ hiện lên.

Phân loại hologram là gì?

Với sự ra đời của nhiều công nghệ hiện đại, Hologram cũng phát triển với nhiều loại khác nhau. Chúng có những công dụng và đặc điểm khác nhau. Một số loại hologram tiêu biểu mà ta có thể nhắc đến như:

  • Transmission hologram (Hologram truyền): Là loại Hologram sử dụng tia laze chiếu từ phía đối diện với mắt nhìn so với vị trí đặt Hologram.
  • White light reflection hologram (Hologram phản xạ ánh sáng): Là loại Hologram cho phép bạn nhìn được hình ảnh của vật dưới ánh sáng trắng. 
  • 3D Hologram LED Fan Display: Đây là loại Hologram được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực quảng cáo, showroom công nghệ. Hologram này sẽ sử dụng các bóng đèn led được gắn quạt hai cánh. Chúng sẽ được lập trình sẵn để tái tạo nên hình ảnh của vật thể trong không trung. 

hologram-la-gi

3D Hologram là gì?

Công nghệ holography được phát minh bởi một nhà vật lý người Anh gốc Hungary có tên là Dennis Gabor vào năm 1947. Ông cũng đã nhận được giải thưởng Nobel vật lý về phát minh này vào năm 1971. Công nghệ holography đã có nhiều bước tiến vượt bậc cho đến thời điểm hiện tại. Chúng cũng được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống từ quảng cáo, thời trang, phim ảnh,…

Có thể nói, Hylography là một kỹ thuật tán xạ ánh sáng từ một vật thể 2 chiều (2D) để dựng nên hình ảnh 3 chiều (3D) của nó. Hay ta còn được biết đến với một tên gọi khác là 3D Hologram. Hình ảnh tái tạo giúp bạn hình dung rõ vật thể ngay cả khi vật thể không còn xuất hiện ở đó. Hình ảnh 3D được tọa có thể xuất hiện trên tường, trong không trung. Ta có thể quan sát chúng 360 độ bằng mắt thường mà không cần đến các thiết bị chuyên dụng. 

Cách thức vận hành của 3D Hologram là gì?

Với khả năng mô phỏng hình ảnh 3D 360 khiến không ít bạn cảm thấy đây là công nghệ cực kỳ phức tạp. Tuy nhiên cách thức vận hành của 3D Hologram lại khá đơn giản. Cả quá trình hình thành nên hình ảnh 3D, ta sẽ cần đến 3 công cụ đó là: 

  • Một máy chiếu có độ phân giải cao
  • Máy tạo nền 
  • Bộ phận dựng hình: Hình ảnh trình chiếu, laptop, đầu DVD,… 

Đầu tiên, các máy chiếu sẽ được bật hướng thẳng về phía người xem. Sau đó các chùm tia sáng từ máy chiếu phát ra sẽ đi qua máy tạo nền và được hiển thị trước mắt người xem. Hình ảnh được tạo sẽ có hình dạng giống ý hệt ảnh gốc. Bạn có thể đi xuyên qua các hình ảnh được tạo khiến hình ảnh bị biến mất một phần do đường truyền các tia sáng gặp gián đoạn. 

mau-hologram-la-gi

Tuy nhiên, để có được một hình ảnh 3D ấn tượng và đẹp mắt, bạn sẽ cần có một máy chiếu và hình ảnh chất lượng cao. Hình ảnh được chọn nên có độ tương phản cao và có nền tối. Điều này sẽ giúp hình ảnh 3D được tạo ra một cách rõ nét, giống thật và đẹp mắt hơn. Bên cạnh đó, bạn không nên lựa chọn hình ảnh có quá nhiều chi tiết. Hình ảnh càng đơn giản thì hình ảnh 3D bạn nhận được càng chất lượng.

Những ứng dụng nổi bật của hologram trong cuộc sống

Lĩnh vực quảng cáo

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và tiêu biểu là sự ứng dụng của hologram. Một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ và ứng dụng hologram 3D nhiều nhất đó là quảng cáo. Hologram dần được nhiều nhà marketing quan tâm nhiều hơn trong các chiến dịch truyền thông của mình. Thay thế những quảng cáo 2D nhàm chán, đã quá quen thuộc như poster, banner, catalogue,…Việc ứng dụng 3D hologram trong quảng cáo đã cho thấy kết quả đáng kinh ngạc trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng.

Lĩnh vực điện ảnh và game

Nhằm đem đến âm thành và cảm giác 3D chân thực hơn tới cho người xem. 3D hologram là công nghệ được nhiều nhà làm phim và game nổi tiếng sử dụng. Chẳng hạn như bộ phim Star War, Iron Man hay với các trò chơi điện tử đầy hấp dẫn. Điều đặc biệt nhất là người xem có thể trải nghiệm không gian bộ phim hoặc trò chơi 3D mà không cần tới các thiết bị hỗ trợ. Điều này được đánh giá cao hơn khi so sánh với các công nghệ thực tế ảo VR và AR.

kỹ-thuat-hologram-la-gi

Lĩnh vực thời trang

Lĩnh vực thời trang cũng bắt đầu ưa chuộng các chất liệu hologram (hologram color) trong các bộ sưu tập. Khi bạn nhìn vào những bộ quần áo hologram, bạn sẽ cảm giác như chúng đang chuyển động đầy ấn tượng. Chất liệu này cũng mỏng nhẹ và ấn tượng hơn nhiều khi so sánh với metallic hoặc sequin. Với mỗi góc nhìn khác nhau, người xem sẽ thấy nhiều màu sắc khác nhau đem tới sự ấn tượng độc đáo. Chúng rất phổ biến trong các thiết kế về túi xách, phụ kiện đi kèm, ốp điện thoại,…

Lĩnh vực thiết kế đồ họa

Hologram được nhiều nhà thiết kế yêu thích sử dụng bởi chúng mang tới một sự độc đáo riêng biệt cho các thiết kế. Các bảng màu sắc hologram còn được ví như màu sắc của tương lai đem tới cảm giác đầy hiện đại nhưng cũng rất bí ẩn. Việc kết hợp hologram color với hiệu ứng chuyển màu hologram được xem như một xu hướng mới lạ trong thiết kế. Đem tới cảm giác ấn tượng, kỳ ảo tới cho người xem.

Mặc dù không phải là một xu hướng mới nhưng Hologram luôn đem đến trải nghiệm và cảm giác đầy ấn tượng đối với mỗi người xem. Hy vọng rằng thông qua bài viết của chúng mình về hologram là gì đã giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này nhé.

Đánh giá bài viết này nếu bạn thấy hay

Vui lòng đánh giá

Chia sẻ bài viết này:

Bài viết liên quan

.
.
.
.