In lụa là gì? Những điều bạn chưa biết về kỹ thuật in lụa

in-lua-la-gi

In lụa là gì? In lụa là một kỹ thuật in đã xuất hiện từ rất lâu đời. Đến nay, kỹ thuật in lụa vẫn được sử dụng phổ biến bởi giá thành rẻ, chất lượng in sắc nét, bền lâu. Vậy kỹ thuật in lụa là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng của kỹ thuật in lụa như thế nào? VnSkills Academy sẽ cùng bạn tìm hiểu sau đây nhé. 

In lụa là gì?

In lụa là một dạng kỹ thuật in ấn có sử dụng khuôn in. Khuôn sẽ được sử dụng để định vị hình in. Sau đó ta sẽ có một thanh gạt để tán đều phần mực in lên về mặt thông qua tấm lưới in. Sở dĩ có tên gọi là in lụa do các người thợ thường sử dụng khuôn in làm bằng lụa. 

Tuy nhiên, với sự phát triển của kỹ thuật in ấn, khuôn in bằng lụa dần bị thay thế bởi nhiều vật liệu khác như vải bông, lưới kim loại, vải sợi,…Tên gọi in lụa vẫn được giữ lại mang đặc điểm nhận diện riêng biệt của kỹ thuật in ấn này.  

Có thể nói, kxy thuật in lụa đã được hình thành từ hơn 1000 năm trước. Bắt nguồn từ việc con người biết cách tạo bản sao hình ảnh lên các vật liệu thông qua việc kéo căng sợi vải trên khung gỗ. Đến năm 1870, các nhà nghiên cứu tại Pháp và Đức đã phát minh ra việc sử dụng tơ lụa làm lưới in. Đến năm 1914, phương pháp in nhiều màu được phát triển bởi John Pilsworth đã đánh dấu sự phát triển của kỹ thuật in lụa.

Phân loại các dạng kỹ thuật in lụa phổ biến

Dựa vào cách thức khuôn in

In lụa thủ công: Được thực hiện hoàn toàn bằng thủ công từ quy trình gạt mực cho đến sấy khô. Tuy nhiên, phương pháp in này sẽ chỉ phù hợp cho các đơn hàng nhỏ.

In lụa bán tự động: Quy trình in lụa vẫn được thực hiện thủ công nhưng sẽ có thêm một vài thao tác do máy in thực hiện. Từ đó, phương pháp giúp tăng năng suất công việc.

In lụa tự động: Quy trình in sẽ được máy móc đảm nhiệm 100%. Ta có thể gia tăng số lượng in chỉ trong thời gian ngắn. 

in-lua-la-gi

Dựa vào hình dạng khuôn in

Khuôn in lưới phẳng: Thường được thiết kế dạng tấm và sử dụng để in lên các vật liệu mềm và bằng phẳng như vải, cao su, giấy,…

Khuôn in lưới tròn: Được sử dụng để in lên các vật liệu cong, có hình dạng không bằng phẳng như bát, gốm sứ, thủy tinh, cốc, bình hoa,…

Dựa vào phương pháp in

In lụa trực tiếp: Ta sẽ tiến hành in trực tiếp lên vật liệu cần in, thường được sử dụng cho các vật liệu in có vàng hoặc trắng. Bởi sản phẩm in ra sẽ không bị ảnh hưởng bởi màu nền, từ đó đem đến chất lượng in sắc nét hơn.

In lụa phá gắn: Kỹ thuật in được áp dụng cho các sản phẩm có màu nền, nhằm hạn chế việc in nhòe màu hoặc lem màu.

In lụa dự phòng: Sử dụng cho các vật liệu in có màu nền nhưng không thể sử dụng được hình thức in phá gắn. 

Nguyên lý hoạt động của kỹ thuật in lụa là gì?

Nguyên lý hoạt động của kỹ thuật in lụa khá giống với cách in mực dầu trên giấy nền. Đầu tiên, ta sẽ sử dụng một khuôn lụa tơ tằm (hoặc nhiều chất liệu khác), sau đó ta sẽ quét mực lên khuôn. Khi đó, sẽ chỉ có một phần mực thấm qua khuôn dưới tác động của dao gạt để tạo hình cho vật liệu cần in. Ban đầu kỹ thuật in lụa còn được thực hiện bằng thủ công, sau đó chúng được ứng dụng tự động hóa máy móc khiến năng suất và chất lượng hình in tốt hơn. 

Ưu nhược điểm của kỹ thuật in lụa là gì?

Ưu điểm của kỹ thuật in lụa

In lụa là một trong những kỹ thuật in được sử dụng phổ biến hiện nay. Bởi một số ưu điểm nổi bật như:

  • Chi phí in ấn thấp do không cần đầu tư quá nhiều máy móc hiện đại để in ấn. Từ đó, chúng khiến giá thành in rẻ hơn.
  • Có thể in nhiều màu sắc theo ý muốn.
  • Kỹ thuật in lụa có thể được sử dụng trên nhiều vật liệu khác nhau như: Vải, giấy, lụa, thủy tinh, gốm, sứ,…
  • Hình bóng đẹp.
  • Thành phẩm có độ bền cao.

Nhược điểm của kỹ thuật in lụa

Bên cạnh những ưu điểm ấn tượng, kỹ thuật in lụa có một vài nhược điểm mà bạn cần lưu ý như:

  • Chi phí in số lượng ít sẽ khá cao nếu bạn in nhiều màu.
  • Tốn nhiều thời gian trong quá trình in bởi mỗi màu sẽ sử dụng một khuôn in khác nhau.
  • Mực in bám lên vật liệu sẽ rất khó giặt tẩy, cần đảm bảo mực in không bị lem khiến thành phẩm bị lỗi khó sửa chữa.
  • Kỹ thuật in lụa sẽ khó in được các màu biến sắc hoặc màu chạm.
  • In lụa sẽ phù hợp với các đơn hành số lượng ít và vừa phải.

ky-thuat-in-lua-la-gi

Quy trình in lụa là gì?

Nhằm đem đến chất lượng hình ảnh in tốt nhất, kỹ thuật in lụa đòi hỏi sự giám sát chặt chẽ và tỉ mỉ trong từng khâu in ấn. Quy trình in lụa thường trải qua các bước sau:

Bước 1: Nghiên cứu file thiết kế.

Kỹ thuật in lụa chỉ đạt hiệu quả in tốt nhất với các file thiết kế đơn sắc. Mỗi màu sắc sẽ được tách thành những bản film riêng biệt. Đối với các file thiết kế bao bì và gia phim, ta thường sử dụng hai phần mềm trong in ấn chính là Adobe illustrator và CorelDraw.

Bước 2: Chuẩn bị khung in và pha keo

Người thợ sẽ chuẩn bị khung in có dạng hình chữ nhật với chất liệu khác nhau. Sau đó, ta sẽ tiến hành pha keo PVA. Đảm bảo keo có độ sệt nhất định để đạt hiệu quả phủ bề mặt tốt nhất.

Bước 3: Chụp film và tạo khuôn in ấn.

Sau khi đã chuẩn bị xong keo, ta sẽ dùng chúng để tráng kín bề mặt lưới in và đem đi sấy khô. Tiếp đó, ta sẽ tiến hành chụp film lên lưới in bằng cách đặt bảng film lên lớp keo trên khuôn và đặt chúng dưới ánh nắng mặt trời hoặc đèn trắng.

Sau khoảng 2-3 phút, ta sẽ xịt nước lên khuôn in. Khi đó, lớp keo sẽ bị rửa trôi và mực in sẽ dễ thấm hơn lên bề mặt in. Với mỗi màu sắc khác nhau, ta sẽ sử dụng một bảng film khác với nhiều lượt in.

phuong-phap-in-lua-la-gi

Bước 4: Pha mực in

Áp dụng cho các hình in cần pha màu để đúng với màu in của hình ảnh cần in. Ta sẽ tiến hành pha trộn các màu sắc để cho ra được màu in phù hợp nhất.

Bước 5: Tiến hành in lụa

Đầu tiên, ta sẽ cố định vật liệu cần in lên bàn in và đặt khuôn vào vị trí. Sau đó, ta sẽ cho mực in lên trên và kéo thanh gạt để mực in thấm qua lưới in. Lặp lại hành động này ít nhất hai lần để mực in được thấm đều lên bề mặt in.

Bước 6: Sấy khô thành phẩm

Sau khi sản phẩm in được hoàn tất, ta sẽ phơi thành phẩm hoặc sấy khô để mực in bám chặt hơn vào bề mặt vật liệu và không bị lem hay nhòe mờ.

 

Xem thêm: In số nhảy là gì?

 

Ứng dụng của kỹ thuật in lụa trong cuộc sống

Kỹ thuật in lụa được sử dụng in ấn cho nhiều sản phẩm trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Một số ứng dụng chính của kỹ thuật in này như:

  • Được sử dụng để in trên nhiều vật liệu với nhiều hình dạng, kích cỡ như: thùng, bao bì, hoa văn trên vải sợi, mạch điện tử,…
  • Được dùng làm phương pháp in bổ sung cho các công đoạn thành phẩm sau in như phủ UV cục bộ, thẻ cào,…
  • Sử dụng in lên các chất liệu vải: Đồng phục, áo thun, đồ thể thao, túi vải, quần vải,…
  • Sử dụng trong in ấn thiệp mời, thiệp cưới với chất lượng bản in rõ nét, ít phai màu, màu sắc đẹp.

Kỹ thuật in lụa được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực in ấn với nhiều ứng dụng ấn tượng. Hy vọng rằng qua bài viết của VnSkills Academy đã giúp bạn hiểu hơn về in lụa là gì. Từ đó bài viết có thể giúp bạn có thêm sự lựa chọn in ấn tuyệt vời nhất nhé.

Đánh giá bài viết này nếu bạn thấy hay

Vui lòng đánh giá

Chia sẻ bài viết này:

Bài viết liên quan

.
.
.
.