Chế bản là gì? Quy trình chế bản in ấn chi tiết nhất

che-ban-la-gi

Chế bản là gì? Chế bản là một trong những thuật ngữ quen thuộc được sử dụng trong lĩnh vực in ấn. Đồng thời đây cũng là công đoạn mà các designer cần chú trọng, không thể bỏ qua khi thiết kế in ấn. Vậy chế bản là gì? Quy trình chế bản in ấn chi tiết như thế nào? Cùng VnSkills Academy tìm hiểu nhé. 

Chế bản là gì?

Chế bản (chế bản in) là một thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực in ấn. Chế bản chỉ một công đoạn được thực hiện đầu tiên trước khi bắt đầu in ấn. Ta có thể hiểu chế bản là việc tạo ra các bản phim, khuôn mẫu để in hoặc bản mẫu để photocopy. Dù trong bất cứ kỹ thuật in nào (in offset, in flexo,…), chế bản là công đoạn quan trọng không thể bỏ qua. 

Trước đây, công nghệ chế bản in thủ công hay CTF và CTP (Computer to Plate) thường được sử dụng. Thế nhưng với sự phát triển của công nghệ hiện đại, chế bản in điện từ CTPress (Computer to Press) đã từng bước thay thế. Công nghệ này giúp tạo ra các chế bản in trực tiếp trên máy tính mà không cần tới bản in. 

Người thiết kế sẽ cần hiểu rõ chế bản là gì và nắm rõ các kiến thức cơ bản trong in ấn để phục vụ tốt công việc. Chẳng hạn như công nghệ in được áp dụng để in thiết kế, nguyên tắc của công nghệ in, phương pháp dàn trang, tạo mẫu,…

che-ban-la-gi

Dụng cụ hỗ trợ chế tạo bản in

Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, việc tạo ra chế bản in đã trở nên dễ dàng hơn. Vậy các dụng cụ hỗ trợ chế tạo bản in là gì? Để chế tạo bản in, người thiết kế sẽ cần đến các phần mềm thiết kế chuyên dụng như: Illustrator, CorelDraw, InDesign, QuarkXPress,…Ngoài ra, tùy vào tính chất sản phẩm khác nhau mà các designer sẽ lựa chọn sử dụng phần mềm thiết kế phù hợp.

Một số công nghệ chế bản in ấn hiện đại phổ biến nhất

Công nghệ kỹ thuật số đang ngày càng trở nên phổ biến trong lĩnh vực chế bản in. Vậy có những kỹ thuật chế bản in ấn hiện đại nào? Một số kỹ thuật có thể kể đến như:

  • Kỹ thuật chế bản in CTP (Computer to Plate): Kỹ thuật này sẽ bỏ qua công đoạn rap phim và chụp bản in ấn. Các máy chế bản sẽ được kết nối với máy tính và các bản in sẽ được thể hiện trực tiếp trên hệ thống máy ghi bản. Cuối cùng, ảnh chụp sẽ được lắp lên máy in và ta có thể thực hiện thao tác in. 
  • Kỹ thuật chế bản in CTF: Các dữ liệu in sẽ được in ra dưới dạng phim từ máy film. Sau đó, các designer sẽ dùng film để bình bản và chụp bản bằng máy chụp bản thông dụng. Cuối cùng, bản chụp sẽ được lắp lên máy in và bắt đầu in ấn. 
  • Kỹ thuật chế bản in Computer to Press: Kỹ thuật này sẽ ghi hình trực tiếp lên ống bản của máy in thông qua sự điều khiển của máy tính. Sau khi nhập và xử lý dữ liệu, bộ phận ghi hình bằng tia laser sẽ hoạt động. 
  • Kỹ thuật chế bản in Computer to Print: Kỹ thuật này sẽ trực tiếp chuyển đổi dữ liệu số trong phần mềm chuyên dụng thành hình ảnh trên tờ in. Đây là một kỹ thuật chế bản rất nhanh gọn. Bạn sẽ không cần đến các khâu trung gian như film, lắp bản in,…

 

Xem thêm: Top 8 lưu ý khi thiết kế in ấn 

 

Quy trình chế bản in ấn chi tiết

Nghiên cứu mẫu in

Nghiên cứu mẫu in là bước bạn sẽ tìm kiếm và lên ý tưởng cho bản in của mình. Bạn sẽ cần xác định rõ bố cục, kích thước, màu sắc, hệ màu,…Tiếp đó, bạn cần xác định rõ vật thể in, cách dàn trang và cấu trúc trang phù hợp. Từ đó, bạn có thể chắc chắn bản in có thể truyền đạt đến khách hàng những nội dung thông tin đầy đủ nhất.

che-ban-in-la-gi

Dàn trang

Sau khi bạn đã lên ý tưởng cho bản in, bạn sẽ tiến hành dàn trang. Ở công đoạn này, các designer sẽ sử dụng các phần mềm thiết kế như: illustrator, CorelDraw, QuarkXPress, Pagemaker,…để đưa các nội dung lên bản in. Quá trình yêu cầu designer thực hiện thao tác dàn trang đáp ứng yêu cầu mà khách hàng đặt ra.

Kiểm tra chế bản in trước khi in ra can/phim

Kiểm tra chế bản in trước khi ra can/phim là điều rất quan trọng. Công việc này không chỉ cần sự kiểm tra của designer mà còn của khách hàng. Để qua đó, nếu khách hàng có những điều chưa ưng ý thì có thể sửa chữa kịp thời. Từ đó, ta có thể tạo ra bản in chất lượng cao và phù hợp với mong muốn của khách hàng.

Theo dõi quá trình in ấn

Sau khi hoàn tất kiểm tra chế bản in, quá trình in ấn sẽ được tiến hành. Các nhà thiết kế sẽ cần kiểm tra xem trong quá trình in có xảy ra vấn đề gì không để có được bản in tốt nhất. Việc kiểm tra giúp ngăn chặn các sự cố bất ngờ có thể xảy ra với bản in. 

Kiểm tra toàn bộ quy trình in

Đây là bước cuối cùng trong quá trình in, bạn sẽ cần theo sát và kiểm tra lại toàn bộ quy trình in. Các thành viên ở tất cả các khâu, công đoạn sẽ có nhiệm vụ thực hiện công việc này. Từ đó ta có thể đảm bảo chắc chắn quá trình in không xảy ra lỗi. Khách hàng có thể nhận được chất lượng bản in tốt nhất. 

Quy trình thực hiện chế bản in đòi hỏi sự tỉ mỉ và sát sao nhất để đảm bảo chất lượng in tốt. Hy vọng rằng thông qua bài viết mà VnSkills Academy chia sẻ đã giúp bạn hiểu hơn về chế bản là gì. Chúc các bạn có những phút giây học tập và làm việc hiệu quả.

Đánh giá bài viết này nếu bạn thấy hay

5/5 - (1 bình chọn)

Chia sẻ bài viết này:

Bài viết liên quan

.
.
.
.