In metalize là gì? Tìm hiểu về công nghệ in metalize

in-metalize-la-gi

In metalize là gì? In metalize là một công nghệ in có tuổi đời còn khá mới nhưng lại được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng. Chính bởi các sản phẩm sau in có tính thẩm mỹ cao, sang trọng cùng khả năng chống ẩm tốt. Vậy công nghệ in metalize là gì? Lợi ích và ứng dụng của công nghệ in này là gì? Cùng VnSkills Academy khám phá qua bài viết này nhé. 

Công nghệ in metalize là gì?

Công nghệ in metalize được biết đến với một tên gọi khác là công nghệ in màng kim loại. In metalize thường được ứng dụng trên công nghệ in offset nhằm đem đến hiệu ứng thẩm mỹ ấn tượng cho bao bì. 

Màng metalize được mạ thêm một lớp kim loại rất mỏng khoảng 4 micron. Kim loại được sử dụng có thể là nhôm, niken, crom,…Trong đó, nhôm là kim loại được sử dụng nhiều nhất trong công nghệ in metalize. Lá nhôm được sử dụng là nhôm hợp kim, chúng sẽ được hấp, sấy nhiệt nhằm đảm bảo vệ sinh khi sử dụng đựng thực phẩm.

Các loại màng Metalize được sử dụng phổ biến

Màng metalize hiện nay được chia thành bốn loại, bao gồm:

  • Màng MCPP – Opp Metalize: là loại màng được mạ ion kim loại trắng mờ, sau khi lên thành phẩm có độ sáng ít.
  • Màng MOPP – Polyester Metalize: là loại màng được mạ ion kim loại hơi sáng
  • Màng MBON – Nilon Metalize: là loại màng được mạ ion kim loại hơi trắng sáng.
  • Màng MPET: là loại màng được mạ ion kim loại trắng sáng bóng.

Ngoài ra, chúng ta cần phân biệt rõ sản phẩm được màng in bằng mực metalize và màng mạ. Màng in bằng mực có một số khuyết điểm như:

  • Mức độ bong tróc metalize sẽ phụ thuộc vào độ bám dính của lớp mực được sử dụng.
  • Khi bế hộp sẽ được bế ở các cạnh hoặc các góc.
  • Nếu sử dụng màng in metalize mà mực ít bám hoặc không bám sẽ rất dễ lột ra từng mảng. 
  • Khi ta chiếu tia tử ngoại lên màng metalize, chúng sẽ chuyển sang màu xám.
  • Các mảng metalize rất dễ bị bong tróc ra nếu ta sử dụng dao cạo. 

in-metalize-la-gi

Lợi ích mang lại của công nghệ in metalize là gì?

Công nghệ in metalize ngày càng được nhiều doanh nghiệp sử dụng phổ biến trong in ấn sản phẩm bởi các lợi ích đem lại như:

  • Tăng khả năng chống ẩm, chống thấm nước, bảo vệ tốt sản phẩm bên trong của các bao bì, hộp túi giấy.
  • Nâng cao tính thẩm mỹ với màu sắc sinh động, lấp lánh, thu hút người tiêu dùng mua hàng hơn khi được ứng dụng trên bao bì sản phẩm.
  • Tăng khả năng giữ màu do có lớp màng bảo vệ, hạn chế thấp nhất sự ảnh hưởng của môi trường bên ngoài.
  • Các loại màng kim loại đều trải qua quá trình sấy đạt tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo sức khỏe để có thể sử dụng cho thực phẩm.
  • Bảo vệ bao bì sản phẩm khỏi các tác nhân bên ngoài như lực ép, ánh sáng, nhiệt độ giúp chúng luôn tươi mới, sang trọng.

Công nghệ in metalize đem đến cho bề ngoài sản phẩm một vẻ đẹp nổi bật, hiện đại và sang trọng. Nhất là khi được sử dụng cho các sản phẩm cao cấp với hợp kim nhôm sáng, bắt mắt. Từ đó, các thương hiệu góp phần gia tăng sự chuyên nghiệp, tính thẩm mỹ và giá trị cho thương hiệu.

 

Xem thêm: Phủ UV trong in ấn là gì?

 

Nguyên lý tạo màng in metalize là gì?

Đầu tiên, ta sẽ tiến hành nấu kim loại (nhôm, crom, niken,…) nóng chảy. Sau đó, kim loại dạng lỏng sẽ bay hơi và ngưng tụ trên nền vật liệu cán màng như CPP, OPP, PET,…Đây là các loại nền đã được xử lý đặc biệt để tăng độ kết dính trong điều kiện chân không. Lượng kim loại được sử dụng để mạ sẽ phù thuộc vào nhiệt độ kim loại lỏng, tốc độ kéo màng để ngưng tụ,…

cong-nghe-in-metalize-la-gi

Kỹ thuật cán màng in metalize

Kỹ thuật cán màng metalize cần các thiết bị sản xuất hỗ trợ công nghệ cao. Thông thường, các cơ sở in ấn bao bì thường sử dụng hai cách chính, đó là:

Cách 1: Cán màng metalize gián tiếp (sử dụng vật liệu trung gian)

  • Đầu tiên, ta sẽ sử dụng phương pháp metalize hóa trong chân không để phủ một lớp kim loại lên cuộn nhựa và thu được một cuộn màng metalize.
  • Dùng băng keo để ghép lớp màng metalize với bề mặt vật liệu.
  • Đợi cho lớp keo khô và ổn định. Sau đó, ta tách lớp nhựa ra khỏi bề mặt để thu được lớp kim loại. 

Cách 2: Cán màng metalize trực tiếp (thực hiện trực tiếp trên bề mặt sản phẩm)

  • Đầu tiên, ta sẽ phủ một lớp varnish lên bề mặt vật liệu trước khi metalize hóa.
  • Tiến hành metalize hóa bề mặt vật liệu trong môi trường chân không. 
  • Cuối cùng, ta thu được màng metalize hoàn chỉnh. 

Trên thực tế, phương pháp cán màng metalize trực tiếp được sử dụng phổ biến hơn bởi quá trình sản xuất đơn giản và chi phí thấp. Phương pháp cán màng gián tiếp đem đến chất lượng tốt hơn nhưng chi phí sản xuất lại cao và quy trình phức tạp. Do đó, chúng thường được sử dụng cho các sản phẩm cao cấp hoặc có đặc điểm khác biệt.

ky-thuat-in-metalize-la-gi

Những điều cần lưu ý khi in hộp túi bằng công nghệ in metalize

Để có thể tạo ra được thành phẩm in ấn tượng, đẹp mắt bằng phương pháp in metalize, ta cần chú ý đến màu sắc, chất liệu được sử dụng. Chúng cần phải có màu phù hợp với màu của màng metalize. Nếu màu sắc và chất liệu không phù hợp sẽ khiến thành phẩm in bị lệch màu, chất lượng in không quá tốt.

Trước khi tiến hành in metalize, các doanh nghiệp cần có sự tư vấn của các chuyên viên thiết kế để căn chỉnh sản phẩm, hình ảnh và nội dung chính xác. Tránh việc xảy ra lỗi thiết kế khiến sản phẩm in ra bị sai sót, làm lãng phí nguyên vật liệu. Đồng thời, bạn cũng nên lựa chọn công ty in ấn uy tín, có chuyên môn với giá thành in phù hợp nhằm đảm bảo đưa ra thành phẩm tốt nhất.

 

Xem thêm: Kỹ thuật in chuyển nhiệt là gì?

 

Ứng dụng của công nghệ in metalize trong in ấn

Với những ưu điểm nổi trội như tạo hiệu ứng sáng lấp lánh, tăng độ bền màu, chống ẩm tốt, kỹ thuật in metalize được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực in bao bì. Ngoài ra, ứng dụng của kỹ thuật in này còn được mở rộng như: in bao bì dược hóa mỹ phẩm, chia rượu, các loại bia lon, nước ngọt, in hộp cứng bánh kẹp, hộp kem đánh răng, in thiệp, tạp chí, lịch, hộp túi giấy,…

Trên đây là những thông tin về công nghệ in metalize mà VnSkills Academy muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng rằng, thông qua bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về kỹ thuật in metalize là gì đồng thời thu nhận được nhiều kiến thức bổ ích về in ấn nhé. 

Đánh giá bài viết này nếu bạn thấy hay

Vui lòng đánh giá

Chia sẻ bài viết này:

Bài viết liên quan

.
.
.
.