In phun là gì? In phun là một kỹ thuật in đặc biệt trong in ấn, khuôn in không cần phải tiếp xúc với bề mặt in. Đây là một công nghệ in có lịch sử hình thành lâu đời nhưng vẫn được ứng dụng khá phổ biến trong in ấn. Vậy công nghệ in phun là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng của công nghệ in phun như thế nào? Cùng VnSkills Academy đi tìm hiểu nhé.
In phun là gì?
In phun là một thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực in ấn từ thế kỷ 20. Công nghệ in phun bắt đầu được phát triển rộng rãi vào năm 1950. Cho đến cuối năm 1970, các máy in phun đã có sự phát triển vượt bậc khi có thể in được hình ảnh kỹ thuật số. Công nghệ in tiên tiến này được phát triển bởi Epson, Canon và Hewlett-Packard (HP).
In phun là kỹ thuật in trực tiếp khi mà các khuôn in không cần phải tiếp xúc trực tiếp với về mặt in. Công nghệ này có phần đầu phun các giọt mực nhỏ li ti lên băng truyền với tốc độ cao (khoảng 5000 lần/giây) để tạo nội dung, hình ảnh sắc nét trên mặt phẳng in. Hay nói cách khác, máy in phun hoạt động theo nguyên lý phun mực lên giấy in.
Máy in phun được chia làm hai loại chính là máy in phun màu và máy in phun đen trắng. Trong đó, máy in phun màu được sử dụng rộng rãi hơn. Chúng thường sử dụng bốn màu cơ bản hòa trộn để tạo thành màu sắc cho bản in là đen, xanh, đỏ và vàng. Các máy in phun đen trắng ít được sử dụng hơn do chất lượng in khá kém.
Ưu nhược điểm của công nghệ in phun là gì?
Ưu điểm của in phun
Công nghệ in phun đem đến một số ưu điểm nổi bật so với nhiều công nghệ in khác như:
- Máy in hoạt động êm ái, chi tiết sắc nét do có độ phân giải cao và được in trực tiếp lên bản in.
- Người sử dụng không cần đến việc sử dụng nhiệt làm nóng mà có thể phun trực tiếp mực lên giấy. Chúng sẽ giúp giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất.
- Đầu phun của máy rất nhỏ, tốc độ phun mực cao lên tới 5000 lần/giây giúp bnaj in ấn tốt hơn với các chi tiết nhỏ.
- Có thể in ấn được trên đa dạng chất liệu khác nhau.
- Công nghệ in phun phù hợp với việc in ấn các sản phẩm số lượng nhỏ, không yêu cầu gấp về thời gian in.
- Một số loại máy in phun công nghiệp hiện đại có tốc độ in rất cao, ứng dụng trên nhiều lĩnh vực.
Xem thêm: In ống đồng là gì?
Nhược điểm của in phun
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, công nghệ in phun có một vài nhược điểm mà bạn cần lưu ý như:
- Máy in phun có yêu cầu khá cao về vật liệu in và chất liệu giấy được sử dụng để tránh tình trạng mờ nhòe, mực in không thấm khiến chất lượng hình ảnh kém chân thực.
- Giá mực in cho máy in phun thường khá cao so với các loại mực in thông thường trong các kỹ thuật in khác.
- Giá thành in phun thường cao hơn công nghệ in offset.
- Do kỹ thuật in phun là in màu trực tiếp lên giấy nên hình ảnh in rất dễ bay màu hơn so với nhiều công nghệ in khác.
Quy trình in phun là gì?
Do sử dụng công nghệ in trực tiếp nên quy trình in phun khá đơn giản. Các file in sẽ được truyền trực tiếp từ hệ thống máy tính đến máy in qua phần mềm RIP. Định dạng file thường được sử dụng là PDF, PS, EPS, JPG và phổ biến nhất là TIFF. Các bản in có kích thước lớn sẽ yêu cầu độ phân giải cao hơn các bản in cỡ nhỏ để đảm bảo chất lượng hình ảnh rõ nét. Quy trình in phun sẽ được tiến hành như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị file in, định dạng file phải phù hợp để máy có thể đọc được dữ liệu.
- Bước 2: Chuẩn bị mực cho máy in và kiểm tra các bộ phận khác của máy nhằm đảm bảo máy hoạt động tốt.
- Bước 3: Kết nối máy tính với máy in để truyền dữ liệu file. Phần mềm RIP sẽ nhận được file in sau đó và hỗ trợ một số chức năng như: thu phóng, ghép, di chuyển hình ảnh,…để người dùng có thể hình dung được hình ảnh sau khi hoàn thành quá trình in.
- Bước 4: Tiến hành khởi động máy in phun. Khi đó, cartridge mực máy in sẽ di chuyển nhịp nhàng trong phạm vi hai đầu máy in và chạy hết khổ in. Máy sẽ chạy theo nguyên tắc phun mực dựa trên dữ liệu đầu vào và di chuyển vuông góc với hướng di chuyển của cartridge mực. Sau khi quá trình in hoàn tất, vật liệu in sẽ được sấy khô bằng tia hồng ngoại hoặc nhiệt tùy theo trang bị máy.
- Bước 5: Ta lấy bản in ra khỏi máy và quá trình in phun sẽ hoàn tất.
Các loại máy in phun được sử dụng phổ biến hiện nay
Máy in phun được chia thành nhiều loại với giá thành khác nhau, từ máy nhỏ giá rẻ đến máy chuyên nghiệp đắt đỏ. Hầu hết các máy in phun trên thị trường hiện nay đều là máy in phun có thể in hình ảnh kỹ thuật số được phát triển bởi Epson, Canon và Hewlett-Packard (HP). Chúng bao gồm các loại máy như:
- Máy in phun kỹ thuật số
- Máy in phun khổ lớn
- Máy in phun khổ rộng
- Máy in phun quảng cáo
Ngoài ra, trên thị trường hiện nay còn xuất hiện nhiều lại máy in phun cầm tay, nhỏ gọn và tiện dụng. Chúng có mức giá khá đa dạng, từ vài triệu đồng đến hàng chục triệu đồng. Tùy nhu cầu sử dụng của bản thân mà bạn có thể lựa chọn máy in phun phù hợp nhé.
Xem thêm: In 3D là gì?
Chất liệu được sử dụng cho máy in phun
Giấy sử dụng trong in phun thường là loại giấy có tráng trên mặt một lớp hợp chất vô cơ. Chúng có tác dụng ngăn mực in phun loang ra giấy. Từ đó, giúp bản in có được màu sắc ấn tượng với các chi tiết có độ chính xác cao. Bên cạnh đó, giấy được sử dụng cần có độ hút nước vừa đủ để bắt mực. Các loại giấy có định lượng từ 80-100GSM đều có thể sử dụng để in phun. Tuy nhiên, với các hình ảnh đồ họa sẽ không quá chính xác về màu sắc.
Ngoài ra, với một số loại máy in phun cầm tay có thể in trên nhiều bề mặt khác nhau. Chẳng hạn như in bao bì nilon, giấy, vải, kim loại, nhựa, vỏ trứng, thủy tinh, giấy carton,…
Ứng dụng của công nghệ in phun là gì?
Với nhiều ưu điểm nổi bật, kỹ thuật in phun được áp dụng trên nhiều lĩnh vực với một số ứng dụng phổ biến như::
- In ấn các ấn phẩm truyền thông: catalogue, menu, tờ rơi, poster,..
- In ấn các tài liệu có dữ liệu nhiều biến đổi: in hóa đơn, thư mời, voucher, vé xe,…
- In ấn bao bì carton trong đóng gói hàng hóa với nhiều thông tin biến đổi đa dạng như: số lô, ngày sản xuất, barcode,…
- In tranh ảnh, cốc sứ quà tặng, thiệp mời,…
In phun là một kỹ thuật in ấn tượng được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống. Hy vọng rằng thông qua bài viết của VnSkills Academy đã giúp bạn hiểu hơn về kỹ thuật in phun là gì và có thêm kiến thức bổ ích về kỹ thuật in này nhé.