2 loại kỹ năng thiết kế đồ họa mà mọi Designer nên sở hữu

ky-nang-thiet-ke-do-hoa

Bạn có từng thắc mắc rằng, dựa vào đâu để có thể đánh giá một nhà thiết kế là giỏi hay không? Tại sao bạn rất thành thạo các công cụ, phần mềm rồi nhưng vẫn chưa thành công trong lĩnh vực này? Có thể bạn chưa biết rằng, có 2 loại kỹ năng thiết kế đồ họa đặc biệt cần thiết với mọi Designer. Cụ thể những kỹ năng này là những gì và làm thế nào để có thể cải thiện chúng, cùng VnSkills Academy tìm hiểu ngay nào!

2 loại kỹ năng thiết kế đồ họa là gì?

Một nhà thiết kế đồ họa cần có hai loại kỹ năng: kỹ năng cứng và kỹ năng mềm

Kỹ năng cứng trong thiết kế đồ họa 

Kỹ năng cứng chính là chuyên môn, là những hiểu biết của bạn về thiết kế đồ họa. Nó được đo lường bằng mức độ hiểu biết và thành thạo các kiến thức liên quan đến đồ họa, cách sử dụng các công cụ, phần mềm thiết kế. 

Kỹ năng mềm trong thiết kế đồ họa

Kỹ năng mềm là các kỹ năng bổ trợ giúp một nhà thiết kế đồ họa làm việc được trơn tru, hiệu quả hơn. Một số kỹ năng mềm cần thiết đối với Designer đó là: khả năng lập kế hoạch, quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp, truyền tải ý tưởng với đồng nghiệp và khách hàng, kỹ năng thuyết phục,… 

ky-nang-thiet-ke-do-hoa

Tại sao designer cần cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm?

Kỹ năng cứng hay kỹ năng mềm đều rất quan trọng. Nếu chỉ có một trong hai thôi thì chưa đủ để tạo nên một nhà thiết kế thành công. 

Cho đến nay, vẫn cho nhiều người cho rằng, Designer là chỉ cần làm việc với các phần mềm đồ họa như Photoshop, Illustrator,… là hoàn tất. Nhưng thiết kế không phải toán học để mà cứ áp dụng công thức là ra. Nhà thiết kế phải hiểu rõ được ý tưởng, mong muốn của khách hàng. Từ đó, bạn mới có thể tạo ra được những sản phẩm truyền tải chính xác thông điệp của nhãn hàng và “chạm” đến trái tim người xem. 

Xét trên một góc nhìn khác, Graphic Design là một câu chuyện về cảm xúc và cách tương tác với mọi người. Nhà thiết kế phải cảm nhận tốt cả thương hiệu mà mình đang làm việc cùng và đối tượng mục tiêu của họ.

Để bạn hiểu một cách cụ thể hơn về 2 loại kỹ năng thiết kế đồ họa này, mình sẽ đưa ra một ví dụ. Mình có anh A – một Designer chỉ có kỹ năng cứng và anh B chỉ có kỹ năng mềm. 

Anh A có thể tạo ra một thiết kế tuyệt vời. Những tác phẩm của anh ấy đẹp đến mức bạn có thể mang chúng để đi triển lãm. Nhưng A không biết cách giao tiếp với mọi người và quản lý thời gian của mình. A phải thức đêm thức hôm để có thể hoàn thành sản phẩm của mình nên lúc nào cũng cảm thấy chán nản, mệt mỏi và kiệt sức. Kỹ năng giao tiếp không tốt cũng là rào cản khiến anh ấy không thể tìm kiếm khách hàng cho mình. Và vì thế, tất cả các tác phẩm của anh ấy vẫn nằm gọn trong thư mục trên màn hình máy tính.

ky-nang-thiet-ke-do-hoa

Tiếp tục đến anh B. Anh B quản lý thời gian của mình một cách hoàn hảo, khéo ăn nói nên được tất cả mọi người yêu quý. B được lòng sếp và thu hút được cả những khách hàng cao cấp. Nhưng những bản thiết kế mà B tạo ra chỉ ở cấp độ của một học sinh cấp 3. Danh thiếp dựa trên mẫu từ Word, brochure và tờ rơi như du hành thời gian từ những năm 90. Và không ai chấp nhận nổi những ấn phẩm như thế cả.

Vì thế, điều mình muốn nói với bạn là, hãy phát triển đồng đều cả hai loại kỹ năng thiết kế đồ họa này nhé!

Học các kỹ năng cứng

Làm việc với các phần mềm thiết kế

Để làm việc với các phần mềm , trước tiên bạn cần chuẩn bị một chiếc laptop hoặc PC học thiết kế đồ họa tốt với bộ xử lý mạnh mẽ. 

Adobe Photoshop

Ứng dụng này có giao diện dễ dùng và nhiều công cụ phục vụ tạo dựng, chỉnh sửa các đối tượng. Ngoài ra, nó có thể xử lý ảnh mà không làm giảm chất lượng. 

Adobe Illustrator

Illustrator thường được sử dụng để tạo logo, biểu tượng và hình minh họa. Đây là phần mềm chỉnh sửa đồ họa vector. Hình ảnh có thể được phóng to, thu nhỏ và vẫn đảm bảo độ nét.

Adobe InDesign 

Đây là phần mềm chuyên dụng dùng cho thiết kế in ấn như bìa sách, tạp chí, thiệp mời, brochure, flyer,…

Adobe After Effects

Hoạt ảnh và các hiệu ứng hình ảnh mãn nhãn được tạo ở đây. Với After Effects, bạn có thể tự dựng một video quảng cáo, một đoạn phim ngắn hay ho và chuyên nghiệp.

Bên cạnh những phần mềm kể trên, cũng có một số công cụ thiết kế đồ họa miễn phí có chức năng tương tự như Figma hoặc Affinity Designer. Nó đặc biệt phù hợp với những bạn mới bắt đầu học thiêt kế đồ họa nhờ sự tiện lợi và dễ dùng. 

Các nguyên tắc cơ bản về bố cục và màu sắc

Đây là kỹ năng thiết kế đồ họa cơ bản của một Designer chuyên nghiệp. Màu sắc và bố cục ảnh hưởng rất lớn đến ấn tượng của khán giả khi nhìn vào tác phẩm của bạn. Để nắm được kiến thức này, bạn có thể tham khảo khóa học thiết kế đồ họa của VnSkills Academy.

Tư duy phân tích

Một nhà thiết kế giỏi hiểu khách hàng của mình cần gì. Kỹ năng phân tích giúp bạn tạo ra những sản phẩm phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Vì thế, nó được coi là kỹ năng không thể thiếu đối với những người học thiết kế đồ họa.

Cải thiện các kỹ năng mềm 

Quản lý thời gian

Ngay khi nhận dự án đầu tiên, bạn cần biết cách phân bổ thời gian cho công việc một cách hợp lý. Chỉ bằng cách quản lý thời gian thành thạo, bạn mới có thể làm việc hiệu quả và không bị kiệt sức vì khối lượng deadline lớn.

ky-nang-thiet-ke-do-hoa

Để trau dồi kỹ năng thiết kế đồ họa này, mình muốn giới thiệu đến bạn ma trận Eisenhower. Ma trận này giúp bạn phân chia nhiệm vụ theo 4 mức độ: khẩn cấp quan trọng, khẩn cấp không quan trọng, quan trọng không khẩn cấp, không quan trọng không khẩn cấp. Nó cũng chỉ ra cho bạn nên ưu tiên những việc nào hơn. 

Giao tiếp với khách hàng

Bạn cần kỹ năng giao tiếp để có thể truyền đạt ý tưởng và thuyết phục khách hàng. Ý tưởng cho thiết kế của bạn rất kỳ công. Nhưng chỉ vì kỹ năng giao tiếp kém mà không thể làm đối tác hiểu hết được thì có phải rất đáng tiếc đúng không?

Thông qua bài viết này, VnSkills Academy mong rằng bạn đã hiểu rõ hơn về những kỹ năng thiết kế đồ họa mà một Designer cần có. Với những thông tin trên, chúc bạn sẽ sớm thành công và trở thành một nhà thiết kế thật giỏi. 

Đánh giá bài viết này nếu bạn thấy hay

5/5 - (1 bình chọn)

Chia sẻ bài viết này:

Bài viết liên quan

.
.
.
.