Cẩm nang lựa chọn PC học thiết kế đồ họa chi tiết

PC học thiết kế đồ họ

Một chiếc PC học thiết kế đồ họa tốt là cánh tay phải đắc lực không thể thiếu của mọi Designer. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách lựa chọn PC làm sao để vừa đáp ứng tốt nhu cầu công việc, vừa không quá tốn kém. Bạn nên mua PC theo bộ hay PC tự build sẽ là quyết định sáng suốt hơn? VnSkills Academy sẽ có câu trả lời cho bạn trong bài viết này đó. Vì thế đừng bỏ qua những thông tin ngay dưới đây nhé!

Các tiêu chí lựa chọn PC học thiết kế đồ họa

CPU 

Tốc độ mở phần mềm, chỉnh sửa, sao lưu tập tin, xử lý và render video phụ thuộc phần lớn vào CPU. Nếu bạn chỉ thực hiện các thao tác cơ bản trên Adobe Photoshop, Corel Draw, 3Ds Max, Sketchup,… thì CPU 6 nhân đã đảm bảo đủ máy tính của bạn hoạt động trơn tru. 

Nhưng để theo con đường thiết kế đồ họa chuyên nghiệp, thực hiện các công việc cao cấp hơn thì CPU Core i7 hoặc i9 là lựa chọn tốt nhất. Thông thường, các dòng CPU này sẽ chứa từ 8 – 10 nhân và có khoảng 16 – 20 luồng xử lý thông tin, dữ liệu đồ họa. 

PC-hoc-thiet-ke-do-hoa

Tuy nhiên, với một CPU mạnh mẽ như vậy, bạn cần trang bị thêm một hệ thống tản nhiệt tốt. Điều này sẽ bảo vệ PC không bị quá nóng và hạn chế hư hỏng có thể xảy ra. 2 hãng CPU được dân Designer ưa chuộng nhất đó là Intel và AMD. 

Ổ cứng

Có 2 loại ổ cứng trong máy tính: HDD và SSD. Đối với các phần mềm đồ họa sử dụng nhiều tài nguyên, nên sử dụng PC có bộ nhớ SSD vì nó hoạt động nhanh hơn. Còn nếu bạn làm việc với các tập tin nặng (khi chỉnh sửa video chẳng hạn), thì bạn nên chọn các dòng máy có dung lượng SSD lớn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp giữa ổ SSD và HDD để vừa đảm bảo tốc độ, khả năng lưu trữ, vừa tiết kiệm chi phí. Một gợi ý hoàn hảo dành cho bạn đó là SSD M.2 Pcie NVMe Adata SX6000 XPG 256GB với HDD Seagate 1TB.

RAM

RAM là nơi lưu trữ tất cả dữ liệu trong quá trình bạn làm việc. Mọi thay đổi trên hình ảnh, dù là rất nhỏ cũng sẽ nằm tại đây. Việc thiếu RAM dẫn đến một số dữ liệu hiện tại sẽ được ghi vào ổ cứng và làm giảm tốc độ tải xuống nhiều lần. Vì thế, khi lựa chọn PC học thiết kế đồ họa, RAM là thứ mà bạn nhất định phải lưu ý.  

  • 8GB RAM: Trên Windows 10 thì dung lượng 8GB là ổn cho hầu hết các tác vụ chỉnh sửa ảnh ở phạm vi 10-20MP. Nhưng nếu muốn chỉnh sửa video thì bạn chỉ có thể làm việc với những file có chất lượng nhỏ hơn 1080p và không được mở đồng thời các công cụ khác.
  • 16GB RAM: Cho phép chỉnh sửa ảnh có độ sâu bit hay độ phân giải ở mức cao, video từ 1080p – 4K 8 bit.  Bạn có thể sử dụng nhiều phần mềm cùng một lúc. 
  • 32GB RAM: Đây là dung lượng khuyến nghị nếu bạn muốn xử lý video 4K với hơn 10 bit màu.
  • 64GB RAM trở lên: Chỉnh sửa video 8K. Chạy được nhiều chương trình ngốn RAM khác cùng một lúc như After Effects.

Card đồ họa (VGA)

Dòng card đồ họa RTX của NVIDIA có sự kết hợp của nhiều loại lõi giúp cải thiện tốc độ xử lý hình ảnh và video. Các lõi CUDA cho phép bạn chạy nhanh các hiệu ứng Photoshop cơ bản, chỉnh sửa video trong Premiere và tăng tốc độ kết xuất các khung hình. VGA RTX cũng chạy công nghệ theo dõi tia và giảm nhiễu nhanh để tạo ra các mô hình 3D chân thực.

Với các tác vụ đồ họa thông thường, không yêu cầu cao về khả năng hiển thị của hình ảnh, bạn có thể xem xét các dòng card Quadro cấp thấp, GeForce GTX 1660 Ti đời cũ của NVIDIA; AMD Radeon RX, AMD Radeon Pro tầm trung.

Nếu có điều kiện kinh tế tốt và tăng khả năng xử lý của PC, bạn hãy tham khảo NVIDIA GeForce RTX, Quadro RTX 4000 – 6000 series, AMD Radeon Pro WX 5100, Radeon Pro WX 7100,…

Màn hình

Khi làm việc với đồ họa, ảnh và video, khả năng hiển thị màu sắc của màn hình đóng một vai trò quan trọng. Điều này bị ảnh hưởng chủ yếu bởi loại ma trận không gian màu trên màn hình. Hầu hết các loại máy tính sử dụng ma trận IPS, TN hoặc VA. Để lựa chọn PC học thiết kế đồ họa, thì bạn nên ưu tiên IPS vì nó có khả năng tái tạo màu sắc tốt nhất.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần quan tâm độ phân giải màn hình. Nếu bạn không có quá nhiều chi phí thì có thể chọn màn hình Full HD. Còn để hiển thị hình ảnh, video rõ nét, chân thực thì bạn cần độ phân giải 2K và 4K. Nhưng đồng thời, độ phân giải càng cao sẽ đòi hỏi một card đồ họa càng mạnh mẽ.  

PC-hoc-thiet-ke-do-hoa

Main

Main còn được gọi với tên khác là bo mạch chủ. Nó là một bản mạch kết nối các thiết bị của toàn bộ hệ thống PC. Main cũng là nơi gắn nhiều thứ quan trọng như CPU, GPU, RAM,… 

Trên thị trường hiện nay có nhiều thương hiệu cung cấp các loại main với nhiều mức giá đa dạng như Asus, MSI, ASRock, Gigabyte,… Với một chiếc PC học thiết kế đồ họa, mình khuyên bạn nên chọn main có 4 khe RAM.

Xem thêm:

Học thiết kế đồ họa nên mua PC đồng bộ hay PC lắp ráp?

PC đồng bộ

PC đồng bộ là loại PC đã được lắp ráp sẵn tất cả các linh kiện của nhà sản xuất tạo thành một sản phẩm liền khối. 

Ưu điểm

  • PC đồng bộ được thiết kế theo tiêu chuẩn định sẵn và đã trải qua rất nhiều bài kiểm tra, kiểm nghiệm, test thử trước khi bán ra thị trường. Do đó, nó luôn hoạt động ổn định, đảm bảo hiệu năng làm việc cũng như độ tương thích của các linh kiện có trong case.
  • Việc bảo hành đơn giản, chính sách bảo hành tốt hơn vì bạn có thể bảo hành nguyên case.
  • Vì được tối ưu hiệu suất sử dụng nên PC đồng bộ thường bền hơn PC tự build.
  • Một số dòng máy tính đồng bộ có nhiều ưu đãi dành cho khách hàng như cài sẵn Window bản quyền. 

Nhược điểm

  • Giá thành cao.
  • Khó nâng cấp.
  • Vì được thiết kế theo bộ nên nếu khi PC hỏng một linh kiện nào đó và bạn muốn tự thay thì sẽ rất khó kiếm. Giải pháp duy nhất của bạn đó là mang ra các cửa hàng chính hãng. 
  • Chỉ được lựa chọn các cấu hình mà nhà sản xuất đã kết hợp sẵn.

Một số thương hiệu case đồng bộ nổi tiếng là: DELL, HP, IBM, Compaq, Apple, PC Acer, PC Asus,….

 

PC lắp ráp (tự build)

Nghe tên thôi chắc bạn cũng đã hiểu được kha khá về loại PC này rồi đó. Với PC tự build, bạn sẽ được lựa chọn các linh kiện trong máy tính theo ý muốn của mình. CPU, Ổ cứng, VGA, Main,… mỗi cái một hãng đều được, miễn là bạn thích. 

Ưu điểm

  • Có thể tùy ý kết hợp các linh kiện sao cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện kinh tế của bản thân nhất. 
  • Dễ dàng nâng cấp hay thay thế linh kiện.
  • Giá thành rẻ. Với cùng một số tiền, nếu tự lắp ráp, bạn sẽ có được một chiếc PC cấu hình cao hơn nhiều so với PC đồng bộ. 

Nhược điểm

  • Bạn phải có kiến thức về máy tính và linh kiện máy tính. Nếu không, bạn rất dễ mua phải các thiết bị dởm, nhanh hỏng hoặc không phù hợp với chiếc PC của mình.
  • Không được kiểm duyệt trước về hiệu năng, độ tương thích của các linh kiện.

Có nên tự Build PC học thiết kế đồ họa không?

Như bạn thấy thì mỗi loại PC học thiết kế đồ họa đều sẽ có những điểm mạnh, điểm yếu riêng. Nếu bạn không có kinh nghiệm hay kiến thức sâu về máy tính, mình khuyên là bạn nên mua case đồng bộ. Còn nếu bạn là một người có hiểu biết về lĩnh vực này và muốn tiết kiệm chi phí từ PC lắp ráp là một lựa chọn thông minh.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về PC học thiết kế đồ họa mà VnSkills Academy muốn chia sẻ với bạn. Chúc bạn sẽ rinh được một em PC “ngon-bổ-rẻ” và đừng quên tham khảo bài viết “Tự học thiết kế đồ họa” của chúng mình để sớm trở thành một Designer chuyên nghiệp nhé!

Đánh giá bài viết này nếu bạn thấy hay

5/5 - (3 bình chọn)

Chia sẻ bài viết này:

Bài viết liên quan

.
.
.
.