Có nhiều nhận định cho rằng, tuổi nghề của thiết kế đồ họa thường chỉ đến năm 30 tuổi. Sau đó, designer sẽ dần đánh mất vị thế của bản thân trong công việc. Vậy điều này có hoàn toàn chính xác hay không? Thực chất tuổi nghề của thiết kế đồ họa là bao nhiêu? Cùng VnSkills Academy tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Tại sao tuổi nghề của thiết kế đồ họa lại có sự giới hạn?
Trong bất kỳ lĩnh vực nào, khi đến một độ tuổi nhất định bạn sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn và rào cản. Đối với nghề thiết kế đồ họa, khó khăn này thậm chí còn đến sớm hơn so với nhiều người nghĩ. Chính những yếu tố này đã khiến nhiều designer bỏ nghề khi tuổi tác ngày càng tăng lên.
Vấn đề về sức khỏe
Với cường độ áp lực công việc cao, các designer thường phải tăng ca liên tục trong nhiều ngày để kịp tiến độ dự án. Khi tuổi nghề tăng lên, cũng là lúc mà nhiều căn bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện. Việc ngồi và nhìn màn hình trong thời gian dài rất dễ gây ra nhiều bệnh liên quan đến mắt, cổ vai gáy. Điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu suất công việc cũng như khả năng hoàn thiện tiến độ dự án của designer.
Sự thay đổi trong cuộc sống gia đình
Người ta thường nói 30 là ngưỡng cửa xảy ra nhiều biến đổi nhất. Đây cũng là độ tuổi mà nhiều người bắt đầu “yên bề gia thất” sau nhiều năm cống hiến vất vả cho công việc. Mọi người bắt đầu quan tâm, chăm chút đến tổ ấm nhỏ nhiều hơn. Nhất là các gia đình có con nhỏ cần sự quan tâm rất nhiều từ người lớn.
Việc thay đổi trọng tâm cuộc sống có thể khiến công việc cũng như thời gian cập nhật kiến thức bị suy giảm. Nhất là các bạn nữ bắt đầu đi làm lại sau thời gian nghỉ thai sản lại càng khó khăn hơn bao giờ hết. Sự thay đổi trọng tâm trong cuộc sống là yếu tố khiến tuổi nghề của thiết kế đồ họa bị giới hạn.
Sự đổi mới nhanh chóng của ngành
Công nghệ đang từng bước thay đổi cuộc sống con người một cách nhanh chóng. Nếu như trước đâu công nghệ chưa phát triển, thiết kế đồ họa đa phần thủ công trên giấy. Thì giờ đây, ta đã có rất nhiều phần mềm công cụ hỗ trợ thiết kế tốt nhất. Điều này cũng vô hình tạo ra áp lực khiến các designer không ngừng học hỏi. Bởi nếu không, các designer sẽ không thể phát triển lâu dài với nghề.
Tư duy sáng tạo dần ăn mòn theo thời gian
Sự khác biệt rõ ràng nhất giữa lớp trẻ và lớp tiền bối dày dạn kinh nghiệm đó là sức sáng tạo. Theo thời gian, kinh nghiệm thiết kế của các designer “có tuổi” tăng lên nhưng tư duy sáng tạo lại dần bị bào mòn đi rất nhiều. Nếu không có sự thay đổi, không có sự học hỏi, nâng cao kiến thức và kỹ năng. Ta sẽ rất dễ bị thay thế bởi lớp trẻ đầy nhiệt huyết và giàu sáng tạo.
Xem thêm: Có nên học thiết kế đồ họa online?
Làm thế nào để khiến tuổi tác không còn là nỗi lo với các nhà thiết kế đồ họa?
Tuổi tác ngày càng gia tăng, đồng nghĩa với việc khó khăn bạn phải đối mặt càng nhiều. Tuy nhiên, không phải cứ tuổi tác cao là mặc định designer bắt đầu “hết thời”. Trên thực tế, có rất nhiều bạn đã thành công dù 30 tuổi mới bước chân vào nghề thiết kế. Cũng có nhiều nhà thiết kế đã vượt qua nỗi lo tuổi tác và thành công như: Ruth Ansel (tuổi nghề 64 năm), Chip Kidd (tuổi nghề 40 năm), Peter Saville (tuổi nghề 43 năm),…Vậy làm thế nào để các nhà thiết kế có thể thành công đến vậy? Tất cả đều có bí quyết đó nha.
Học, học nữa, học mãi
Học để không ngừng nâng cao kiến thức, kinh nghiệm của bản thân là điều quan trọng giúp bạn bắt kịp sự thay đổi nhanh chóng của ngành nghề. Bạn có thể tham gia nhiều group về thiết kế, đọc các bài blog để cập nhật những thông tin mới nhất về ngành nghề. Trên hành trình tìm hiểu và khám phá ấy, biết đâu bạn sẽ nảy sinh thêm nhiều ý tưởng sáng tạo.
Tuổi tác có thể gần tăng lên, mắt và tay chân có thể kém nhanh nhạy hơn. Nhưng kiến thức là kho tàng quý giá nhất giúp bạn bước vững trên con đường theo đuổi đam mê. Trên con đường đó, bạn cũng nên gắn kết và lưu giữ các mối quan hệ với các chuyên gia giàu kinh nghiệm để học hỏi và tìm kiếm cơ hội làm việc.
Xây dựng định hướng phát triển rõ ràng
Tuổi nghề của thiết kế đồ họa càng lớn, ta càng dễ mông lung trước nhiều ngã rẽ cuộc đời. Chính vì vậy, bạn cần định hướng phát triển sự nghiệp thật rõ ràng ngay từ thời điểm hiện tại. Chẳng hạn như phát triển chuyên môn, rèn luyện các kỹ năng chuyên ngành,…Từ đó tự mình xây dựng những quy chuẩn cá nhân và phát triển bản thân nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Xem thêm: Học thiết kế đồ họa tại đại học hay trung tâm?
Thiết kế portfolio thật chuyên nghiệp
Portfolio là tập hợp tất cả các kinh nghiệm làm việc mà ứng viên có được qua nhiều dự án. Một portfolio được xây dựng chuyên nghiệp luôn được các nhà tuyển dụng đánh giá cao. Khi có được portfolio ấn tượng, các designer sẽ không còn quá lo lắng khi tuổi nghề cao mà bắt đầu ứng tuyển vào các doanh nghiệp mới.
Đâu là tương lai cho các nhà thiết kế khi tuổi nghề tăng cao?
Năm 30 tuổi chưa bao giờ là dấu chấm hết cho các graphic designer. Sau khi tích lũy được nhiều kiến thức và kỹ năng đến 30 tuổi, bạn cũng có nhiều lựa chọn khác nhau để phát triển con đường sự nghiệp cho riêng mình. Bạn có thể tham khảo lộ trình phát triển như sao:
- Junior (sơ cấp): Cấp độ thường dành cho các bạn sinh viên đang học đại học hoặc mới ra trường và dưới 1 năm kinh nghiệm. Nhiệm vụ chính của các ban Junior thường bắt đầu với công việc cơ bản của thiết kế: vẽ logo, xây dựng bố cục, chỉnh sửa kiểu chữ,..dưới sự hướng dẫn và giám sát của nhân viên cấp cao.
- Midweight (trung cấp): Đa số các nhân viên thường là việc trong khoảng 2-3 năm ở vị trí này. Khi đó, mức độ công việc rộng hơn, liên quan đến toàn bộ quy trình. Chẳng hạn như lên ý tưởng thiết kế, bố trí công việc,…cho đến hoàn thiện sản phẩm cuối cùng.
- Senior (cấp cao): Các designer có thể lựa chọn vị trí chuyên gia hoặc làm quản lý lãnh đạo các đội nhóm. Thời gian chuyển cấp giao động từ 3-7 năm. Bạn có thể làm chuyên gia thiết kế (senior), quản lsy studio, giám đốc nghệ thuật, giám đốc sáng tạo,…
Tuổi nghề của thiết kế đồ họa không bao giờ có giới hạn nhất định. Có rất nhiều designer thành công dù ở độ tuổi khá lớn bằng bản lĩnh và niềm đam mê mãnh liệt. Hy vọng rằng thông qua bài viết của VnSkills Academy đã giúp bạn hiểu hơn về tuổi nghề thiết kế đồ họa.