Bitmap là gì? Ảnh Bitmap và ảnh Vector có điểm gì khác biệt?

bitmap-la-gi

Bitmap là gì? Trong thiết kế ta thường được nghe đến hai khái niệm ảnh Bitmap và ảnh Vector. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những sản phẩm thiết kế in ấn chất lượng. Đây sẽ là hai khái niệm quan trọng mà bạn cần nắm rõ, nhất là đối với nhiều bạn đang có ý định theo đuổi ngành thiết kế. Vậy ảnh Bitmap là gì? Vector là gì? Chúng có điểm gì khác biệt. Ngay sau đây, VnSkills Academy sẽ giải đáp những thắc mắc đố qua bài viết này nhé.

Ảnh Bitmap là gì? 

Bitmap là một dạng lưới ảnh được tạo bởi nhiều chấm pixel nhỏ. Mỗi pixel có dạng một ô vuông với màu sắc và vị trí khác nhau để tạo nên ảnh Bitmap. Hay nói cách khác, ảnh bitmap chính là ma trận của các điểm ảnh. 

Bạn có thể nhận ra ảnh bitmap bằng cách đưa chúng vào phần mềm Photoshop và phóng to. Bạn sẽ nhìn thấy rất rõ hình ảnh được tạo nên bởi nhiều ô vuông nhỏ khác nhau (điểm ảnh pixel). Nếu bạn muốn chỉnh ảnh nghĩa là bạn đang thao tác để chỉnh các điểm ảnh pixel. Các định dạng phổ biến của biến của bitmap được sử dụng phổ biến là JPG, PNG, BMP, JPEG, GIF.

Các công cụ chỉnh sửa ảnh bitmap phổ biến như:

bitmap-la-gi

Ảnh vector là gì?

Khác với ảnh Bitmap được tạo bởi các chấm pixel. Ảnh vector được tạo theo công thức toán học tập hợp các đường thẳng và đường cong để tạo nên hình tròn và đa giác. Các định dạng ảnh vector được sử dụng phổ biến như: PDF, AI, CMD.

Do ảnh Bitmap được tạo thành bởi nhiều điểm ảnh pixel nên chúng thường chiếm nhiều không gian hơn. Nhờ vậy mà bạn có thể phân biệt được ảnh Bitmap và vector một cách dễ dàng bằng việc phóng to ảnh.

Ảnh Bitmap khi được phóng to ảnh lên ta sẽ thấy những ô vuông pixel một  cách rõ ràng. Chúng tạo thành những góc cạnh lởm chởm khiến hình ảnh gốc bị mờ đi. Tuy nhiên đối với ảnh vector thì ngược lại, chúng sẽ không bị vỡ nét cho dù bạn có phóng to đến cỡ nào. 

Các công cụ chỉnh sửa ảnh Vector phổ biến như:

  • Adobe Illustrator
  • CorelDraw
  • Xara Xtreme
  • Inkscape
  • Serif DrawPlus

Điểm khác biệt giữa ảnh Vector và ảnh Bitmap là gì?

Về định dạng ảnh

Về mặt tính chất ảnh Bitmap và Vector có sự khác nhau nên chúng sẽ có định dạng file khác nhau. Đối với ảnh Vector được tạo ra từ các phần mềm thiết kế đồ họa như: illustrator, Corel,…Nên định dạng file của chúng sẽ có mối liên quan với phần mềm thiết kế như: *cdr, *ai, *esp,…

Đối với ảnh Bitmap, tập hợp điểm ảnh pixel càng nhiều thì hình ảnh sẽ càng sắc nét. Bạn có thể thấy trên điện thoại hay máy tính, số điểm ảnh càng nhiều thì chất lượng màn hình sẽ càng sắc nét. Một số định dạng file phổ biến của Bitmap là: *gif, *jpg, *jpeg,…

Về cấu trúc

Ảnh Bitmap phụ thuộc rất nhiều vào độ phân giải. Trong đó, độ phân giải là số lượng pixel trong một ảnh. Chúng được đo lường bằng thông số DPI (chấm trên inch) hoặc PPI (pixel trên inch). Do ảnh Bitmap phụ thuộc lớn vào độ phân giải nên khi ta tăng hoặc giảm kích thước của chúng sẽ khiến chất lượng ảnh bị ảnh hưởng. 

anh-bitmap-la-gi

Chẳng hạn như khi bạn thu nhỏ một ảnh bitmap bằng phần mềm, bạn sẽ phải vứt bỏ các pixel. Và ngược lại, nếu bạn phóng to ảnh pixel, phần mềm sẽ tăng các pixel mới. Phần mềm sẽ ước tính màu sắc của pixel dựa trên màu sắc của các pixel xung quanh.

Đới với ảnh Vector, do chúng được tạo thành từ nhiều đối tượng có thể scalding độc lập nên không chịu ảnh hưởng của độ phân giải. Bạn có thể tăng hoặc giảm kích thước của ảnh mà không khiến độ sắc nét bị ảnh hưởng. 

Về dung lượng

Ảnh Bitmap tốn nhiều dung lượng hơn ảnh Vector khi được tạo ra trên cùng một kích thước. Do đó, nhiều nhà designer ưa thích việc sử dụng ảnh vector bởi chúng có thể làm nhẹ trang web.

Ưu nhược điểm của ảnh vector và ảnh Bitmap là gì?

Ảnh Bitmap Ảnh Vector
Ưu điểm Có nhiều hiệu ứng in màu đa dạng hơn vector. Phù hợp cho các bạn designer chuyên nghiệp in ấn các ấn phẩm in ấn chuyên sâu.

Bitmap thích hợp để in ấn các ấn phẩm quảng cáo khổ nhỏ như: Tờ rơi, poster, tạp chí, card visit,…

Có nhiều phần mềm hỗ trợ chuyển và xử lý ảnh Bitmap sang phần mềm khác dễ dàng.

Có thể tự động cập nhật lại điểm ảnh, số lượng và vị trí của chúng. Luôn có hình ảnh chất lượng tốt dù file có kích thước lớn. 

Vector thích hợp để in ấn các ấn phẩm khổ lớn: logo công ty, standee, backdrop,…

Hình ảnh phóng to sẽ không bị mờ, mất nét.

Nhược điểm Bitmap cần đạt chuẩn về độ phân giải để không bị vỡ nét, mờ nhòe khi phóng to.

Độ phân giải có giới hạn, xuất hiện tình trạng răng cưa nếu phóng to.

Ảnh vector bị giới hạn với các tone màu cơ bản nên sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý màu.

 

Những điều cần lưu ý về ảnh Vector và ảnh Bitmap là gì?

Ảnh vector có thể chuyển đổi dễ dàng sang ảnh Bitmap. Các designer thường gọi quy trình này là rasterizing. Khi chuyển đổi ảnh vector sang Bitmap bạn có thể thay đổi độ phân giải cho chúng. 

anh-vecto-anh-bitmap-la-gi

Trước khi chuyển ảnh vector sang bitmap bạn hãy lưu file gốc dạng vector trước để giữ các đặc điểm tốt của ảnh vector. Cần lưu ý rằng, ảnh vector được xuất từ phần mềm thiết kế nên bạn không thể scan hình ảnh và lưu dưới dạng vector. Do đó, bạn cần đến các phần mềm chuyển đổi chuyên dụng.

Khi một bản thiết kế vector được chuyển sang định dạng Bitmap thì nó sẽ trở thành ảnh bitmap. Bức ảnh vector ban đầu sẽ không còn là một bức ảnh vector nữa.

Nên sử dụng file ảnh Bitmap hay Vector trong in ấn?

Như ở phía trên chúng mình đã giải thích, cả hai loại ảnh vector và Bitmap đều có thể sử dụng để in ấn. Nhiều người sẽ thích ảnh vector hơn bởi chúng có thể thay đổi kích thước linh hoạt, file xuất ra ít dung lượng hơn và chất lượng ảnh tốt hơn.

Tuy nhiên, ảnh Bitmap với định dạng file (PNG, JPG, JPEG,…) vẫn sẽ cho ra được chất lượng ảnh tuyệt vời nếu kích thước và hình ảnh trong file được tạo ra với mật độ pixel phù hợp.

Hy vọng rằng thông qua bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về ảnh Vector và ảnh Bitmap là gì? Đồng thời biết phân loại và nhận thấy rõ ưu nhược điểm của hai loại ảnh này và áp dụng vào cuộc sống. Nếu bạn thấy bài viết thú vị, hãy theo dõi VnSkills Academy để có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé.

Đánh giá bài viết này nếu bạn thấy hay

5/5 - (1 bình chọn)

Chia sẻ bài viết này:

Bài viết liên quan

.
.
.
.