7 yếu tố bạn cần biết khi học thiết kế đồ họa in ấn

hoc-thiet-ke-do-hoa-in-an

Việc học thiết kế đồ họa in ấn sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn nắm được 7 yếu tố sau đây. Bên cạnh thiết kế đồ họa kỹ thuật số, thiết kế đồ họa in ấn là lĩnh vực quan trọng không thể thiếu trong lĩnh vực truyền thông marketing. Do đó, các designer cũng cần chuẩn bị tốt hành trang kiến thức về thiết kế in ấn. Vậy các yếu tố mà bạn cần biết khi học thiết kế đồ họa in ấn là gì? Cùng VnSkills Academy đi tìm hiểu nhé.  

Thiết kế đồ họa in ấn là gì?

Thiết kế đồ họa in ấn là một ngành quan trọng trong lĩnh vực thiết kế đồ họa 2D dạng tĩnh. Đây là ngành học liên quan đến việc truyền tải thông tin qua các hình ảnh thẩm mỹ được in trên các chất liệu hữu hình. Chất liệu sử dụng phổ biến nhất là giấy, không trình bày trên các nền tảng kỹ thuật số khác.

Mặc dù sản phẩm cuối cùng trong quá trình thiết kế là các file kỹ thuật số (PDF, PSD, TIF,…). Sau đó, chúng được in trên các vật liệu như giấy, nhựa, kim loại, gỗ, bìa cứng, gốm sứ,…Người học thiết kế đồ họa in ấn cần có kiến thức tốt về in ấn (bố cục, màu sắc, hình ảnh, kiến thức thương hiệu,…). Ngoài ra, bạn cần có thêm kỹ năng in ấn và các kỹ năng mềm khác để hỗ trợ công việc.  

Thiết kế đồ họa in ấn bao gồm những sản phẩm nào?

Các sản phẩm thuộc lĩnh vực thiết kế đồ họa in ấn rất đa dạng. Chúng được in trên nhiều chất liệu và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Một số sản phẩm thiết kế đồ họa in ấn nổi bật như:

  • Các sản phẩm phục vụ lĩnh vực truyền thông marketing: Poster, bảng hiệu, tờ rơi, letterhead, catalogue, pamphlet, booklet,
  • Các sản phẩm dành cho quảng cáo ngoài trời, sự kiện: Backdrop, banner, bandroll, standee, pano,…
  • Các ấn phẩm phục vụ cho việc xuất bản: Thiết kế bìa sách, bìa thời trang, tạp chí,…
  • Các sản phẩm thuộc lĩnh vực may mặc: Thiết kế túi đựng hàng, áo thun, đồng phục, giày dép,…
  • Các sản phẩm trong văn phòng: Danh thiếp, bìa thư, thiệp mời,…

hoc-thiet-ke-do-hoa-in-an

Các yếu tố bạn cần biết khi học thiết kế đồ họa in ấn

Kích thước in ấn 

Kích thước in ấn là một trong những kiến thức in ấn cơ bản mà người mới học thiết kế đồ họa in ấn cần nắm rõ. Bởi mỗi sản phẩm in ấn khác nhau sẽ có những yêu cầu riêng về kích thước. Việc nắm rõ kích thước chuẩn của các sản phẩm sẽ giáp ta tạo ra được sản phẩm đảm bảo chất lượng, đúng nhu cầu. Từ đó, tiết kiệm được tối đa chi phí in ấn phải bỏ ra. Sản phẩm không bị hao hụt quá nhiều trong khâu in ấn, cắt và chỉnh sửa thành phẩm.

Một số kích thước in ấn tiêu chuẩn trong thiết kế mà bạn nên biết: 

  • A1: 59,4cm x 81,1cm
  • A3: 29,7cm x 42cm
  • A4: 21cm x 29.7cm
  • A5: 14.8cm x 21cm
  • Name Card: 9cm x 5,5cm 
  • Brochure: 20cm x 30cm
  • Voucher: 7cm x 15cm
  • Standee: 60cm x 160cm; 80cm x 180cm hoặc 80cm x 200cm.

Định dạng tệp in

Một số định dạng tệp in bạn cần biết để giúp quá trình thiết kế in ấn không xảy ra lỗi về chất lượng hình ảnh nhé.

  • JPG/JPEG: Được sử dụng làm định dạng tệp trên máy ảnh kỹ thuật số. JPG được in với hệ màu CMYK. Chất lượng in của tên JPG/JPEG khá thấp nên sẽ không đảm bảo được chất lượng in ấn. Hãy cân nhắc khi sử dụng định dạng tệp này nhé.
  • PDF: Định dạng tệp được sử dụng phổ biến nhất trong in ấn. Bởi khả năng lưu dạng vector giúp hình ảnh được rõ nét hơn.
  • EPS: Đặc điểm nổi bật của định dạng đó là khả năng phóng to không giới hạn với đồ họa vector được lưu trữ. Bạn có thể sử dụng định dạng tệp EPS cho nhiều phiên bản mà không lo xảy ra sự cố.
  • PNG: Chất lượng hình ảnh cao, hỗ trợ nền trong suốt và các đặc điểm mờ trong hình ảnh. Do đó, mà PNG rất được yêu thích sử dụng trong in ấn. 
  • TIFF: Định dạng tệp in chuyên nghiệp được dùng trong in ấn với độ sắc nét cao. Tệp có thể được mở bằng nhiều phần mềm thiết kế chuyên nghiệp như photoshop, illustrator, coreldraw,…Việc nén tệp cũng sẽ không làm giảm chất lượng hình ảnh.

hoc-nganh-thiet-ke-do-hoa-in-an

Hệ màu hiển thị

CMYK và RGB là hai hệ màu chính được sử dụng trong thiết kế. Tuy nhiên, mỗi hệ màu sẽ phù hợp với những mục đích sử dụng riêng. CMYK sẽ đem đến hiệu quả màu sắc chân thực nhất trong thiết kế. RGB sẽ mang đến hiệu ứng bắt mắt, màu sắc ấn tượng trên digital, phù hợp cho các sản phẩm cần độ hiển thị. 

Do đó, các công ty in ấn luôn sử dụng hệ màu CMYK trong thiết kế đồ họa in ấn. Các designer sẽ cần lưu ý chuyển về hệ màu CMYK trước khi tiến hành in các thiết kế để đảm bảo màu sắc chân thực nhất. Việc lựa chọn đúng hệ màu hiển thị là kiến thức quan trọng bạn cần nắm rõ khi học thiết kế đồ họa in ấn. 

Độ phân giải (resolution)

Độ phân giải trong file kỹ thuật số phải phù hợp với kích thước ấn phẩm là điều quan trọng bạn cần biết để sản phẩm thiết kế có độ sắc nét cao. Nếu bạn lựa chọn độ phân giải quá thấp so với kích thước ấn phẩm sẽ xảy ra tình trạng ảnh mờ nhòe, vỡ nét. Nếu chọn độ phân giải quá cao sẽ khiến kích thước tệp trở nên lớn hơn, máy in sẽ hoạt động lâu và không hiệu quả. 

Một số lưu ý về cách lựa chọn đồ phân giải đối với các sản phẩm in ấn:

  • Khổ A2, A3, A4, A5: Nên chọn độ phân giải tối thiểu là 300 dpi
  • Standee: 150 dpi
  • Pano dạng lớn: 50dpi hoặc 72 dpi
  • Backdrop/Banner/Bandroll: 72 dpi

thiet-ke-do-hoa-in-an

Vùng bù xén 

Vùng bù xén là phần thiết kế dư ra bởi khi in sẽ cắt bớt 2-3mm phần rìa mép của thiết kế. Do đó, designer cần lưu ý để dư ra khoảng từ 2-3mm xung quanh tài liệu để tránh máy in cắt trúng phần thiết kế. Ngoài ra, bạn cần nắm rõ các lưu ý khác về nhúng hình ảnh, font chữ,…Đây đều là những kiến thức cơ bản được viết rõ trong các tài liệu, bài giảng. Bạn hãy nắm thật chắc để phục vụ tốt nhất cho công việc của mình nhé.  

Font chữ

Để in ấn, bản thiết kế của designer sẽ được chuyển qua máy tính của các công ty in ấn. Chính vì vậy mà khả năng cao font chữ sẽ bị thay đổi hoặc nội dung font chữ không hiển thị đầy đủ. Do đó, ta sẽ cần cài đặt chữ về dạng outline nhé.

Nhúng hình ảnh

Nhiều người thường có thói quen dẫn link hình ảnh giúp file thiết kế nhẹ hơn. Tuy nhiên, trước khi làm điều đó, bạn đừng quên nhúng hình ảnh nhé. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ hình ảnh trong file bị mất hoặc hiển thị chất lượng thấp. 

Dưới sự cạnh tranh mạnh mẽ của đồ họa kỹ thuật số, thiết kế đồ họa in ấn luôn đóng vai trò không thể thiếu trong truyền thông marketing. Hy vọng rằng thông qua bài viết của VnSkills Academy đã đem đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích về học thiết kế đồ họa in ấn. Chúc các bạn có những phút giây học tập và làm việc hiệu quả. 

Đánh giá bài viết này nếu bạn thấy hay

3/5 - (3 bình chọn)

Chia sẻ bài viết này:

Bài viết liên quan

.
.
.
.