In offset là gì? Ưu nhược điểm của kỹ thuật in offset

in-offset-la-gi

In offset là gì? In offset là một kỹ thuật in ấn được sử dụng phổ biến hiện nay. Chúng có thể được sử dụng cho việc in ấn phẩm truyền thông, quảng cáo, văn phòng, bao gói,…Vậy kỹ thuật in offset có điều gì đặc biệt mà được sử dụng nhiều đến vậy? Cùng VnSkills Academy khám phá nhé.

Kỹ thuật in offset là gì?

Kỹ thuật in offset là cách sử dụng các tấm offset có chất liệu làm bằng cao su đã được ép lên các hình ảnh dính mực. Sau đó, chúng được in đè lên giấy để tạo nên hình ảnh rõ nét. Điểm độc đáo của kỹ thuật in này đó là đảm bảo giấy không bị dính nước theo mực in khi sử dụng in thạch bản. Do đó, mà chất lượng in ấn được tạo thành tốt và sắc nét nhất.

Khi thực hiện in offset, thứ tự chồng màu trong quá trình in là điều cần phải chú ý. Đặc biệt là khi in ấn trên nền chất liệu có màu sắc khác nhau. Ngoài ra, một vài yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng in offset mà bạn cần lưu ý như:

  • Mức độ dày của mực in trên giấy
  • Độ lớn của điểm tram
  • Mức độ chồng của mực

Nguyên lý của kỹ thuật in offset là gì?

Kỹ thuật in offset là một kỹ thuật in gián tiếp. Trong quá trình in, sẽ có một hình trụ được phủ một tấm cao su đặt giữa tấm in và chất liệu in. Chúng có thể in ra được hàng triệu bản có chất lượng in giống nhau nhờ vào công nghệ tự động hóa. Do đó, mà tốc độ in cũng nhanh hơn, chất lượng in đều mực, không nhem nhuốc, lém bẩn.

Nguyên lý của kỹ thuật in offset đó là phương pháp in phẳng. Khi đó, các thông tin được in bao gồm hình ảnh, chữ cái,…sẽ được hiển thị trên bản in có tính quang hóa. Các phần tử được in sẽ bắt mực và các phần tử không in sẽ bắt nước. Kỹ thuật in offset cần dùng hình ảnh thuận, hình ảnh trên khuôn in sẽ cùng phương với tờ in.

in-offset-la-gi

Ưu nhược điểm của công nghệ in offset là gì?

Ưu điểm của in offset là gì?

Kỹ thuật in offset có nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Chất lượng hình ảnh in ấn tốt, rõ nét, ít khi bị lem mờ trong quá trình in ấn. Màu sắc sản phẩm in cũng bắt mắt và đẹp.
  • Việc chế tạo các bản in đơn giản và dễ dàng
  • Công nghệ in offset có thể in trên nhiều chất liệu khác nhau
  • Chất lượng in vẫn tốt ngay cả khi in trên bề mặt phẳng hay sần sùi
  • Tuổi thọ của các bản in cao hơn thông thường

Nhược điểm của in offset là gì?

Bên cạnh những ưu điểm thì kỹ thuật in offset cũng có một số nhược điểm như:

  • Không phù hợp với việc in số lượng nhỏ, lấy ngay do thời gian chuẩn bị khuôn in khá lâu. Kỹ thuật in offset sẽ phát huy công cụ tối đa khi in với số lượng lớn.
  • Cần kiểm tra kỹ các sai trong trong bản thiết kế trước khi in. Bởi thông thường in offset thường in với số lượng lớn, sẽ tốn nhiều chi phí nếu việc in xảy ra sai sót.
  • Chi phí khá đắt đỏ khi in số lượng nhỏ bởi tốn công sức và thời gian trong việc chuẩn bị khuôn.

Mặc dù kỹ thuật in được sử dụng rất nhiều trong in ấn. Tuy nhiên không phải trong bất kỳ trường hợp nào thì kỹ thuật in offset cũng là lựa chọn tốt nhất. Chẳng hạn như đối với các bản thiết kế có đường nét chìm nổi thì việc in trực tiếp sẽ tốt hơn. Do đó, tùy vào từng trường hợp mà bạn cân nhắc kỹ thuật in phù hợp nhé. 

in-offset-la-in-gi

Quá trình thực hiện in offset

Thiết kế chế bản

Chế bản là phần file mềm của bản in. Các chế bản cần phải đảm bảo yêu cầu về màu sắc, không mắc các lỗi về chính tả, bố cục, thiết kế. Bởi nếu ngay từ file in đầu đã có lỗi sẽ dẫn đến các bản in cũng như vậy. Từ đó, bạn sẽ phải bỏ ra một chi phí lớn để in hoặc sửa lại từ đầu.

Output film

Output film là công đoạn tiếp theo trong quá trình in ấn sau khi bạn hoàn thiện file thiết kế. Nếu bản in của bạn có hình ảnh bạn sẽ cần chia chúng thành 4 tấm phim khác nhau, Đồng thời chúng cũng chính là 4 màu trong hệ màu CMYK. 4 màu này sẽ lần lượt gồm: Cyan (xanh lam), Magenta (hồng), Yellow (vàng), K (Black).

Hệ màu CMYK sẽ bao gồm 4 màu cơ bản nhất để tạo ra nhiều màu sắc khác nhau. Thông qua việc kết hợp các màu sắc với một tỷ lệ nhất định, ta sẽ có được một màu sắc mới. Màu sắc cuối cùng nhất có thể tạo ra được đó là màu đen (Black). Quá trình này được gọi output 4 tấm film.

Phơi bản kẽm

Sau khi ta đã có được 4 tấm phim, ta sẽ đem chúng đi phơi lên bản kẽm. Máy phơi sẽ sẽ chụp ảnh lại của từng tấm phim. Sau đó, chúng sao chép và tái hiện ảnh lên từng bản kẽm.

In offset

ky-thuat-in-offset-la-gi

Sau khi đã có 4 tấm kẽm thông qua công đoạn phơi bản kẽm phía trên, các kỹ thuật viên sẽ tiến hành in từng màu một. Kỹ thuật viên sẽ lựa chọn 1 trong 4 màu kẽm để lắp lên quả lô máy in offset. Sau đó, họ sẽ lựa chọn màu sắc tương ứng với màu bản kẽm để tiến hành in. Quả lô sau khi quay qua tờ giấy sẽ dập phần tử in xuống giấy in. 

Quy trình này sẽ được lặp đi lặp lại cho đến khi hết số lượng in. Sau đó, các kỹ thuật viên sẽ tháo bảo kẽm đã in xong, vệ sinh phần mực còn lưu lại và lắp bản kẽm mới vào. Quy trình vẫn sẽ được thực hiện như trên cho đến khi hết 4 màu của bản kẽm. 4 màu in này sẽ được in chồng lên nhau sau khi in và tạo thành một bản in hoàn chỉnh cuối cùng.

Gia công sau in

Gia công sau in là quá trình cuối cùng của in offset nhằm đem đến bản in đẹp và ấn tượng. Có hai lựa chọn gia công thường gặp đó là cán mờ và cán bóng. Cán mờ sẽ đem đến một sản phẩm mềm và mịn. Cán bóng sẽ giúp cho bề mặt sản phẩm trở nên sáng bóng hơn. Bên cạnh đó, ta còn có thêm cán màng mờ, đó là một lớp màng mỏng được phủ lên bề mặt của tờ giấy sau khi in. 

Xem thêm:

Ứng dụng của in offset là gì?

Kỹ thuật in offset là một kỹ thuật in rất phổ biến trong lĩnh vực in ấn. Kỹ thuật này có thể được in trên nhiều chất liệu khác nhau như: Giấy couche, giấy kraft, giấy mỹ thuật, giấy nhựa,…Bên cạnh đó, chúng được sử dụng để in ấn các loại ấn phẩm như:

  • Ấn phẩm truyền thông, quảng cáo: Tờ rơi, tờ gấp, catalogue, thiệp mời,…
  • Ấn phẩm văn phòng: Name card, bao bì thư, kẹp file,…
  • Ấn phẩm bao gói: túi giấy, hộp giấy, decal,…
  • Một số ấn phẩm khác như: Lịch, sổ tay, lì xì, thiệp chúc mừng,…

Mặc dù có những ưu nhược điểm riêng nhưng kỹ thuật in offset là một kỹ thuật in sắc nét và ấn tượng. Hy vọng rằng thông qua bài viết của chúng mình có thể giúp bạn hiểu hơn về kỹ thuật in offset là gì. Từ đó giúp bạn đưa ra sự lựa chọn in ấn phù hợp nhất nhé.

Đánh giá bài viết này nếu bạn thấy hay

Vui lòng đánh giá

Chia sẻ bài viết này:

Bài viết liên quan

.
.
.
.