Vai trò của kiểm thử phần mềm trong ngành phát triển ứng dụng

vai-tro-cua-kiem-thu-phan-mem

Công nghệ số ngày càng phát triển, vai trò của kiểm thử phần mềm ngày càng đóng vị trí quan trọng để tạo ra chất lượng sản phẩm tốt. Hầu hết tất cả các phần mềm đều phải trải qua quá trình kiểm định khắt khe mới được hoàn thiện và tung ra thị trường. Vậy kiểm thử phần mềm đóng vai trò quan trọng như thế nào? Cùng VnSkills Academy đi tìm hiểu chi tiết ngay sau đây nhé.

Vai trò của kiểm thử phần mềm trong doanh nghiệp

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, bên cạnh các ngành đang hot như lập trình viên, kỹ sư máy tính thì kiểm thử phần mềm cũng có sức hút rất lớn. Kiểm thử phần mềm là việc kiểm tra và phát hiện các lỗi của phần mềm trước khi được đưa vào sử dụng. Đây là một công việc quan trọng không thể thiếu đối với các doanh nghiệp trong mảng công nghệ. Nhất là trong bối cảnh ngành phát triển phần mềm và ứng dụng có sự phát triển vượt bậc và cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Trong đó, vai trò của kiểm thử phần mềm đó là tìm lỗi phần mềm, xác minh và thẩm định phần mềm đã đáp ứng tốt các yêu cầu kỹ thuật hay chưa. Bất cứ sản phẩm phần mềm nào cũng cần trải qua giai đoạn kiểm thử nhằm đảm bảo phần mềm không bị lỗi và hoạt động tốt nhất. Đồng thời, tester có thể giảm thiểu các chi phí phát sinh cho doanh nghiệp, tăng trải nghiệm người dùng và độ uy tín, bảo mật dữ liệu của phần mềm. 

vai-tro-cua-kiem-thu-phan-mem

Người kiểm thử phần mềm sẽ thực hiện công việc gì?

Người kiểm thử phần mềm (tester) là người nắm rõ nhất các kiến thức, kỹ thuật về kiểm thử và vận dụng chúng vào trong công việc. Tester thực hiện các hoạt động kiểm tra, đánh giá nhằm đảm bảo phần mềm hoạt động theo yêu cầu và đạt chất lượng mong đợi. Công việc của người kiểm thử phần mềm có thể bao gồm:

  • Lập kế hoạch kiểm thử
  • Phân tích yêu cầu phần mềm để xác định các trường hợp kiểm thử, kịch bản và dữ liệu kiểm thử.
  • Xây dựng kịch bản kiểm thử để kiểm tra các chức năng khác nhau của phần mềm và xác định các bước thực hiện.
  • Tiến hành thực hiện kiểm thử qua việc chạy các kịch bản kiểm thử, nhập dữ liệu thử nghiệm và quan sát hoạt động của phần mềm để xác định các lỗi, sai sót hoặc vấn đề xảy ra.
  • Tiến hành kiểm tra tích hợp, kiểm thử giao diện, kiểm thử hiệu suất, kiểm thử bảo mật để kiểm tra chất lượng phần mềm ở các khía cạnh khác nhau.
  • Ghi nhận, đánh giá và báo cáo kết quả kiểm thử.
  • Đưa ra các đề xuất sửa đổi và làm việc với nhóm phát triển để cải thiện. 
  • Kiểm tra lại sau khi sửa đổi.

Người kiểm thử phần mềm (tester) tuy không trực tiếp sáng tạo nên sản phẩm nhưng họ là người góp phần kiến tạo khiến chúng được hoàn thiện hơn. Vai trò của kiểm thử phần mềm rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và hiệu suất của phần mềm qua hoạt động kiểm thử và đánh giá.

Trách nhiệm của người kiểm thử phần mềm là gì?

vai-tro-cua-kiem-thu-phan-mem-la-gi

Với tư cách là một người kiểm thử đảm bảo chất lượng phần mềm, tester cần có những trách nhiệm như:

  • Trách nhiệm hiệu quả về chi phí: Tester là người phát hiện ra các lỗi phần mềm giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro tổn thất chi phí sửa chữa trước và sau khi phát hành phần mềm.
  • Trách nhiệm bảo mật: Vấn đề bảo mật dữ liệu luôn được nhiều doanh nghiệp và khách hàng quan tâm. Bởi vấn đề bảo mật là vấn đề nhạy cảm liên quan đến thông tin và quyền sử dụng của người dùng. Sản phẩm được kiểm thử sẽ giúp loại bỏ các rủi ro bảo mật không đáng có, ngăn chặn hành vi đánh cắp thông tin.
  • Trách nhiệm về chất lượng sản phẩm: Thông qua kiểm định, tester cần kiểm tra để đảm bảo được độ tin cậy, yêu cầu và tính năng cần thiết. Sao cho, sản phẩm khi đến tay khách hàng phải thật hoàn thiện về hình thức, cấu trúc, tính năng,…
  • Trách nhiệm với niềm tin khách hàng: Các sản phẩm chất lượng cao được hoàn thiện và chỉnh chu trong từng chi tiết sẽ góp phần nâng cao niềm tin của khách hàng và đối tác.

 

Xem thêm: Kỹ thuật kiểm thử phần mềm

 

Công việc kiểm thử phần mềm có thực sự quan trọng?

Qua những gì chúng mình đề cập về vai trò của kiểm thử phần mềm phía trên, ta có thể nhận thấy kiểm thử phần mềm rất quan trọng đối với các doanh nghiệp phát triển phần mềm và ứng dụng. Sản phẩm không qua quá trình kiểm thử gắt gao thường xuất hiện các lỗi phần mềm gây ảnh hưởng tới người dùng. Đồng thời chúng có thể khiến họ mất niềm tin vào doanh nghiệp.

Trên thực tế, đã có rất nhiều doanh nghiệp công nghệ phải thu hồi các sản phẩm lỗi khi đưa ra thị trường. Từ đó, công ty tốn rất nhiều chi phí sửa chữa và làm mất niềm tin khách hàng. Điều này càng khẳng định hơn nữa sự quan trọng của kiểm thử phần mềm trong quá trình hoàn thiện sản phẩm.

Để có thể đáp ứng tốt yêu cầu công việc, tester cần không ngừng trau dồi để nâng cao kiến thức và kỹ năng. Chẳng hạn như các kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành kiểm thử, hiểu về lập trình và các kiến thức tin học văn phòng cơ bản. Ngoài ra, bạn cần trau dồi thêm kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, có tư duy tìm lỗi và khả năng tổ chức tốt.

Kiểm thử phần mềm là ngành nghề hot với tiềm năng phát triển rất lớn. Đồng thời chúng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong thời đại công nghệ số hiện nay. Hy vọng rằng thông qua bài viết của VnSkills Academy có thể đem đến cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về vai trò của kiểm thử phần mềm nhé.

Đánh giá bài viết này nếu bạn thấy hay

Vui lòng đánh giá

Chia sẻ bài viết này:

Bài viết liên quan

.
.
.
.