In flexo là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng của in flexo

in-flexo-la-gi

In flexo là gì? In flexo là một kỹ thuật in cực kỳ ấn tượng trong công nghệ in kỹ thuật số. Kỹ thuật in này được sử dụng rất phổ biến trong việc in số lượng lớn với công suất in nhanh. Ngoài ra, công nghệ còn đem đến nhiều tiện ích vượt trội khác. Vậy in flexo là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng của in flexo trong in ấn như thế nào? Cùng VnSkills Academy khám phá nhé. 

In flexo là gì?

Công nghệ in flexo (Flexography) được xem như một phiên bản in hiện đại hơn của công nghệ in dập chữ. In flexo là kỹ thuật in sử dụng bản in nổi để tiến hành in. Trong đó, các thành phần in trên khuôn in sẽ nằm cao hơn các thành phần không in. Hình ảnh, nội dung trên khuôn in sẽ ngược chiều. Mực in được cấp cho khuôn in qua trục Anilox.

Trục Anilox là một trục kim loại với hàng ngàn lỗ nhỏ trên bề mặt. Để bắt đầu in, trục sẽ được nhúng một phần vào máng mực. Khi đó, mực sẽ lọt vào các ô trên bề mặt trục. Để tiết kiệm mực in và kiểm soát lượng mực tốt hơn, bên in ấn thường sử dụng thêm một thanh gạt mực để loại bỏ mực thừa. Trục Anilox tiếp đó sẽ chuyển mực sang khuôn in và khuôn in sẽ ép lên về mặt cần in để tạo nội dung, hình ảnh. 

in-flexo-la-gi

Ưu nhược điểm của công nghệ in In flexo là gì?

Ưu điểm của in flexo

Kỹ thuật in flexo được sử dụng rất phổ biến hiện nay bởi một số ưu điểm nổi bật như:

  • Kỹ thuật in flexo khiến mực in nhanh khô, hạn chế tình trạng mờ nhòe. Từ đó, chúng giúp tốc độ in nhanh chóng hơn, khả năng in cuộn với công suất tăng nhanh/
  • In flexo có thể thực hiện in trên nhiều bề mặt và vật liệu khác nhau. Chẳng hạn như: nhựa, màng kim loại, các loại giấy, màng bóng kính,…
  • Có thể in được cả hai mặt, bề mặt in được đặt theo chiều ngang
  • Giá thành in phải chăng, phù hợp với việc in ấn số lượng lớn bởi in flexo là phương pháp in công nghiệp khá giống công nghệ in offset.

 

Xem thêm: In số nhảy là gì?

 

Nhược điểm của in flexo

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, kỹ thuật in flexo có một số nhược điểm như:

  • Khả năng xuất hiện nhiều điểm ảnh, mực bị làm nhòe do áp lực giữa các trục lô.
  • Nếu mực từ trục Anilox sang khuôn in còn dư có thể khiến mực bị lem qua các cạnh bên. Cần có thêm thanh gạt để hạn chế tình trạng mực dư.
  • Khả năng mực bị tràn, nét in bị to hơn so với thiết kế do mực thừa trên khuôn in.
  • Một số bề mặt có thể không phù hợp với kỹ thuật in flexo khiến mực bám dính kém.
  • Thời gian tạo ra bản in khá lâu, do đó phương pháp sẽ phù hợp hơn với các đơn hàng in số lượng lớn.
  • Kỹ thuật in flexo cho chất lượng in dạng hình ảnh không cao so với nhiều công nghệ in khác.  

cong-nghe-in-flexo-la-gi

Quy trình in flexo hiện đại

Giai đoạn trước khi in

Trước khi tiến hành quá trình in flexo, ta sẽ cần trải qua các công đoạn như:

  • Chế bản, xử lý file in: Bạn sẽ tiến hành thiết kế file in trên các phần mềm thiết kế (illustrator, Corel) để cho ra bản outfilm cuối cùng dưới dạng pdf.
  • Chế tạo khuôn in (Output film): Tiến hành chuyển hóa các dữ liệu số từ máy tính sang dữ liệu tương tự analog trên file qua các máy film. Bản film thường có 4 tấm đại diện cho 4 màu trong hệ màu CMYK. Chúng thường có màu đen trắng.
  • Phơi khuôn in: Các bản film sẽ được đưa vào máy kẽm để tiến hành phơi kẽm. khi đó, các phần tử in sẽ bị ăn mòn dưới tác động quang hóa. Những phần không in vẫn sẽ được giữ lại do ánh sáng không xuyên qua được film.
  • Gắn trục: Ta sẽ tiến hành gắn khuôn in lên trục của máy in.

Trong quá trình in

Máy in flexo hoạt động theo dạng cuộn tròn. Khi đó, các chất liệu in sẽ lần lượt đi qua các trạm màu nhờ con lăn. Mỗi trạm màu là một màu riêng biệt với khuôn in riêng. Khi đi qua một trạm màu, màu từ ô máng mực sẽ chuyển sang lô anilox với nhiều ô chứa mực. Phần mực dư thừa sẽ được dao gạt mực loại bỏ. 

Tiếp theo, màu mực trên ô anilox sẽ được ép lên các vị trí khác nhau trên khuôn in tùy vào màu sắc của từng trạm. Hình ảnh bạn muốn in sẽ hiện trên mặt vật liệu in với màu sắc tương ứng nhờ ngoại lực.

 

Xem thêm: In kỹ thuật số là gì?

 

Giai đoạn sau khi in 

Một vài máy in flexo có thể được lắp thêm bộ phận cắt, cán màng, bế,…Chúng sẽ giúp bản in của bạn được hoàn thiện hơn sau khi in. Nếu bạn muốn giữ bản in được bền lâu hơn, mực không bị phai, bạn có thể yêu cầu xưởng in thực hiện cán màng. Việc này sẽ khiến chi phí in ấn của bạn tăng lên nên bạn có thể cân nhắc khi sử dụng nhé. 

ky-thuat-in-flexo-la-gi

Một số lưu ý bạn cần biết khi in flexo là gì?

Để quá trình in flexo không gặp lỗi, cho ra được thành phẩm sắc nét, chất lượng nhất, bạn sẽ cần nắm rõ một số lưu ý như:

  • Sử dụng mực in phù hợp: Tùy thuộc vào từng loại vật liệu in flexo mà bạn hãy lựa chọn loại mực in phù hợp nhé. Mực in flexo thường tồn tại dưới dạng nhựa hoặc dung dịch. 
  • Chọn độ phân giải tốt: Độ phân giải cao sẽ khiến chất lượng in sắc nét hơn. Tuy nhiên, chúng cũng có thể làm giá thành in tăng lên. Do đó, bạn hãy sử dụng độ phân giải phù hợp với từng loại vật liệu in nhé. 
  • Đảm bảo khoảng cách in: Bạn hãy đảm bảo khoảng cách in giữa các giải màu phù hợp. Tránh sự xuất hiện của viền trắng hoặc màu sắc in không đồng nhất.
  • Chú ý đến tốc độ in: Tốc độ in quá chậm có thể kéo dài thời gian in. Nhưng tốc độ in quá nhanh sẽ khiến chất lượng in giảm sút. 

Ứng dụng của công nghệ in flexo

Công nghệ in flexo đã và đang được sử dụng rất rộng rãi trong việc in ấn các sản phẩm có số lượng lớn. Công nghệ còn có khả năng in ấn trên các dạng vật liệu cuộn cho các dòng máy dán tự động. Chất lượng sản phẩm in rất đồng đều, sắc nét và có độ màu đậm vì sử dụng T’ram 150DPI.

Công nghệ in flexo còn có hệ thống bế tự động sau quá trình in. Các phần dư thừa của sản phẩm sẽ được bóc rời phần đế dán. Do đó, công nghệ in flexo sẽ rất phù hợp khi sử dụng để in sticker, decal, label, tem, nhãn, mác, bao bì,…với nhiều chất liệu khác nhau như vải, bìa, màng nhựa,…

Công nghệ in flexo là sự lựa chọn hoàn hảo cho các bạn muốn in số lượng lớn với công suất in nhanh. Hy vọng rằng qua bài viết mà VnSkills Academy chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu hơn về in flexo là gì. Từ đó bạn sẽ có thêm kiến thức bổ ích về công nghệ kỹ thuật in được dùng trong in ấn nhé. 

Đánh giá bài viết này nếu bạn thấy hay

5/5 - (1 bình chọn)

Chia sẻ bài viết này:

Bài viết liên quan

.
.
.
.