Keyframe là gì? Top 5 chức năng nổi bật của keyframe

keyframe-la-gi

Keyframe là gì? Nếu như bạn là người mới đang học cách sử dụng phần mềm After Effect thì chắc chắn không thể bỏ qua cụm từ này. Đây là một trong những thuật ngữ quan trọng và được sử dụng nhiều trong quá trình sản xuất video. Vậy keyframe là gì? Có những dạng keyframe nào được sử dụng trong After Effect? Chức năng của chúng là gì? Hãy cùng VnSkills Academy khám phá qua bài viết này nhé. 

Keyframe là gì?

Trong phần mềm Adobe After Effects, Keyframe là các điểm trên timeline mà ta đặt để xác định và kiểm soát các thuộc tính của một layer. Chẳng hạn như: vị trí (Position), màu sắc (Color), độ trong suốt (Opacity), Phóng to/thu nhỏ (Scale),…Với keyframe, bạn có thể tạo ra các chuyển động và chỉnh sửa điều khiển các chuyển động đó. 

Chẳng hạn như bạn muốn tạo một hiệu ứng di chuyển của một layer từ vị trí này sang vị trí khác. Bạn có thể đặt keyframe ở vị trí bắt đầu và vị trí kết thúc của layer. Sau đó, After Effect sẽ tạo ra các hiệu ứng chuyển động mượt mà giữa hai điểm keyframe. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể điều khiển thuộc tính của các hiệu ứng khác như phát sáng, tạo mờ, hiệu ứng chuyển cảnh,.. Có thể nói, Keyframe là một tính năng quan trọng trong việc tạo ra các hiệu ứng động trong After Effect.

Chức năng chính trong sản xuất video của keyframe là gì?

Kiểm soát và thay đổi các thuộc tính của layer

Keyframe đóng vai trò rất quan trọng trong việc edit video, đặc biệt là trong quá trình làm việc với layer. Vậy chức năng chính của keyframe là gì? Một trong những chức năng chính của keyframe đó là cho phép bạn kiểm soát và thay đổi các thuộc tính của layer. Chẳng hạn như vị trí (position) đóng vai trò di chuyển layer từ vị trí này sang một vị trí khác trong một khoảng thời gian nhất định. Hoặc điều chỉnh độ trong suốt từ 0% -10%, chỉnh kích thước, màu sắc,…

keyframe-la-gi

Từ đó, ta có thể tạo ra các hiệu ứng di chuyển, xoay, phóng to, thu nhỏ, độ mờ vá vô số các hiệu ứng động khác.Thông qua cách đặt keyframe tại các thời điểm khác nhau trên timeline, ta có thể điều khiển được các thuộc tính của layer. Ta sẽ tạo ra được các hiệu ứng động như ý muốn. 

Chẳng hạn như, bạn muốn tạo hiệu ứng zoom vào một đối tượng. Bạn hãy đặt keyframe về kích thước và vị trí của layer ban đầu. Sau đó, bạn tạo thêm keyframe về kích thước và vị trí của layer ở mức tăng lên. Đồng thời kết hợp với hiệu ứng mờ để tạo ra một hiệu ứng zoom mượt mà và sinh động.

Tạo các chuyển động

Tạo ra các chuyển động là yếu tố mà chúng mình muốn đề cập tiếp theo để trả lời cho câu hỏi chức năng của keyframe là gì? Đó là việc tạo ra các chuyển động và chuyển cảnh mượt mà. Tùy thuộc vào kỹ năng chỉnh sửa, bạn có thể tạo ra các hiệu ứng động đẹp và chuyển cảnh trơn tru. Nếu không hiệu ứng mà bạn nhận được sẽ có chất lượng ko cao. Do đó, việc sử dụng keyframe đòi hỏi sự kỹ năng xử lý tốt trong việc điều chỉnh các thuộc tính, thông số của layer.

Xem thêm:

Phân loại keyframe được sử dụng phổ biến nhất trong After Effects

Keyframe chuyển động thẳng (Linear Keyframes)

Keyframe chuyển động thẳng là keyframe được sử dụng phổ biến nhất trong phần mềm After Effect. Keyframe chuyển động thẳng thường xuất hiện dưới dạng hình thoi hoặc kim cương. Chúng được tạo ra một cách tự động khi bạn thay đổi một thông số nào đó. Tuy nhiên loại keyframe này hoạt động khá bất ngờ và cứng nhắc. Do đó mà nhiều nhà làm phim hoạt hình và motion designer thường ít khi sử dụng chúng.

linear-keyframe-la-gi

Keyframe tự động chuyển động cong (Auto Bezier)

Keyframe chuyển động cong tự động (Auto Bezier) được tạo từ keyframe chuyển động thẳng (Linear Keyframes). Chúng xuất hiện dưới dạng hình tròn và làm thay đổi hướng chuyển động của keyframe. So với keyframe chuyển động thẳng, auto bezier có độ mượt và điều khiển dễ dàng hơn. Bạn chỉ cần giữ phím Ctrl và nhấn vào điểm đầu của keyframe là có thể thay đổi chuyển động thẳng thành cong ngay lập tức.

Keyframe thủ công chuyển động cong (Continuous Bezier)

Nếu như bạn muốn đích thân tạo chuyển động cong thủ công để chúng phù hợp hơn với mong muốn của bản thân. Thì keyframe chuyển động cong thủ công (Continuous Bezier) là một sự lựa chọn phù hợp với bạn. Ta có thể dễ dàng tạo chuyển động cong thủ công bằng cách sử dụng tổ hợp phím Ctrl+shift+K. Sau đó, một hộp thoại sẽ hiện ra và bạn có thể điều chỉnh các thông số để tạo được chuyển động ưng ý.

Ngoài ra, Continuous Bezier được hiển thị dưới dạng một đồng hồ cát. Bạn có thể nhìn thấy chúng khi thêm hiệu ứng hoặc thêm Keyframe Assistant như Easy Ease. Thông qua cách nhấp chuột phải vào một trong các keyframe có trên timeline để chuyển đến Keyframe Assistant tới Easy Ease.

continuous-Bezier-keyframe-la-gi

Keyframe Cong (Bezier Keyframe)

Bạn sẽ có toàn quyền kiểm soát các thông số và chức năng tại Beizer với đường chuyển động (Graph Motion) hoặc biểu đồ giá trị (Value Graph). Bằng cách truy cập vào Graph Editor để có thể tùy chỉnh. Việc tạo ra Keyframe cong (Bezier Keyframe) sẽ thay đổi đường chuyển động của vật thể chứ không làm thay đổi hình dạng của keyframe.

Keyframe dừng (Hold keyframe)

Hold Keyframe là gì? Keyframe dừng được hiển thị bằng hình vuông và được áp dụng bằng cách chọn layer của bạn, tới layer -> Time -> Freeze Frame. Chức năng chính của Keyframe dừng (Hold keyframe) đó là khía một hiệu ứng hoặc thông số ở một vị trí cố định nào đó. Keyframe dừng được các designer ứng dụng nhiều vào trong các cảnh đóng băng. Chúng tạo ra hiệu ứng khá giống làm phim stop motion.

Keyframe là một chức năng quan trọng không thể thiếu đối với các bạn edit video. Hy vọng rằng thông qua bài viết mà chúng mình chia sẻ về keyframe là gì đã giúp bạn hiểu hơn về một chức năng đầy hữu ích trong phần mềm After Effect. 

Đánh giá bài viết này nếu bạn thấy hay

Vui lòng đánh giá

Chia sẻ bài viết này:

Bài viết liên quan

.
.
.
.