5 Kỹ thuật kiểm thử phần mềm cho người mới học tester

ky-thuat-kiem-thu-phan-mem

Kỹ thuật kiểm thử phần mềm là yếu tố mà các tester cần nắm vững giúp quá trình kiểm thử đạt hiệu quả cao. Từ đó, bạn có thể nhanh chóng tìm ra các lỗi giúp dự án phần mềm đảm bảo chất lượng tốt nhất. Vậy các kỹ thuật kiểm thử phần mềm đó là gì? Cùng VnSkills Academy khám phá qua bài viết này nhé. 

Kỹ thuật kiểm thử phần mềm là gì?

Kỹ thuật kiểm thử phần mềm đóng vai trò quan trọng giúp tester thiết kế các chương trình kiểm thử tốt hơn. Chúng được sử dụng như một phương pháp kiểm tra chất lượng phần mềm có phù hợp với các yêu cầu đặt ra hay không. Đồng thời, chúng đảm bảo các phần mềm được tạo ra với chất lượng tốt nhất.

Kỹ thuật kiểm thử phần mềm liên quan đến việc sử dụng các công cụ thủ công hoặc tự động trong quá trình kiểm thử. Qua đó, tester có thể đánh giá các thuộc tính quan tâm. Đồng thời tester sẽ phát hiện ra lỗi, khoảng trống và các yêu cầu chưa đáp ứng được của phần mềm. 

Các kỹ thuật kiểm thử phần mềm mà bạn nên biết

Phân vùng tương đương 

Phân vùng tương đương (Equivalence Class Partitioning)  là kỹ thuật kiểm thử chia đầu vào thành các nhóm tương đương nhau. Khi đó, một giá trị trong nhóm hoạt động tốt thì cả nhóm cũng tốt và ngược lại. Các giá trị đầu vào sẽ được phân thành các vùng tương đương như:

  • Vùng tương đương hợp lệ: Gồm các giá trị kiểm thử thỏa mãn các yêu cầu hệ thống đưa ra.
  • Vùng tương đương không hợp lệ: Gồm nhiều giá trị kiểm thử mô tả các trạng thái khác nhau của hệ thống như: sai, đúng, thiếu,…

Mục đích của việc phân vùng tương đương đó là giản số lượng test case cần phải thiết kế. Khi đó, bạn chỉ cần test trên các phân tử đại diện của mỗi lớp tương đương là có thể thấy được kết quả của nhóm. 

Để thiết kế test case bằng cách phân vùng tương đương, ta có thể thực hiện theo 2 bước: Xác định các lớp tương đương và xác định các ca kiểm thử. Khi thực hiện kỹ thuật phân vùng tương đương, đầu vào sẽ được chia theo nguyên tắc:

  • Một lớp các giá trị lớn hơn.
  • Một lớp các giá trị nhỏ hơn.
  • Một lớp các giá trị hợp lệ.

ky-thuat-kiem-thu-phan-mem

Phân tích giá trị biên

Ta sẽ tiến hành việc kiểm thử tại các ranh giới giữa các phân vùng để tiến hành phân tích giá trị biên (Boundary Value Analysis). Ta sẽ sử dụng lớp tương đương để chọn nhiều giá trị làm đại diện. Do kỹ thuật phân tích giá trị biên chỉ yêu cầu chọn một hoặc một vài giá trị là các cạnh của lớp tương đương làm điều kiện test. Ta sẽ tập trung vào các giá trị biên chứ không kiểm định toàn bộ dữ liệu. Kỹ thuật này có thể được sử dụng bổ sung cho phân vùng tương đương. 

Theo nguyên tắc một hệ thống hoạt động tốt với các giá trị biên thì sẽ hoạt động tốt cho tất cả các giá trị nằm giữa giá trị biên. Khi phân tích giá trị biên, ta sẽ lựa chọn các giá trị:

  • Giá trị ngay dưới giá trị nhỏ nhất
  • Giá trị nhỏ nhất
  • Giá trị ngay trên giá trị nhỏ nhất
  • Giá trị ngay dưới giá trị lớn nhất
  • Giá trị lớn nhất
  • Giá trị ngay trên giá trị lớn nhất

Bảng quyết định

Bảng quyết định (Decision Table based testing) được sử dụng cho các chức năng cần sự kết hợp giữa yếu tố đầu vào và biến. Đầu tiên, ta sẽ xác định đầu ra của các chức năng phục thuộc sự kết hợp của các đầu vào. Nếu xuất hiện sự kết hợp của các đầu vào lớn, ta sẽ chia thành các tập hợp nhỏ hơn. Cách làm này sẽ giúp bạn quản lý bảng quyết định dễ dàng.

Bên cạnh đó, ta cần tạo ra một bảng và liệt kê tất cả các loại kết hợp đầu vào và đầu ra tương ứng với chức năng. Từ đó, ta có thể phát hiện các điều kiện trong quá trình kiểm định bị bỏ qua. Để tạo bảng quyết định, ta làm theo các bước như sau:

  • Nhập đầu vào theo hàng
  • Nhập tất cả các quy tắc trong cột
  • Điền vào bảng với sự kết hợp của đầu vào
  • Hàng cuối cùng, ghi chú đầu ra nhằm so với kết hợp đầu vào. 

ky-thuat-kiem-thu-phan-mem-la-gi

Đoán lỗi

Đoán lỗi (Error guessing) là kỹ thuật kiểm thử phần mềm mô tả việc phỏng đoán lỗi hệ thống dựa trên kinh nghiệm và trực giác của tester. Đoán lỗi là một kỹ thuật chiến ưu thế trong code. Khi đó, tester sẽ liệt kê tất cả các lỗi có thể xảy ra và đưa vào test case để kiểm tra vấn đề. Một vào cách để đoán lỗi như:

  • Sử dụng kinh nghiệm tích lũy để tiến hành tìm ra lỗi.
  • Có các kiến thức liên quan, hiểu rõ về hệ thống và phần mềm.
  • Trực giác kiểm thử phần mềm.
  • Tập trung vào việc test từng phần, từng chức năng để có thể nhận ra các lỗi xảy ra ở những vùng nào.

cac-ky-thuat-kiem-thu-phan-mem

Chuyển đổi trạng thái  

Chuyển đổi trạng thái (State Transition) là kỹ thuật thay đổi điều kiện đầu vào gây ra sự biến đổi trạng thái của ứng dụng dược kiểm thử (Application under Test – AUT). Các tester sẽ tiến hành nhập các điều kiện đầu vào khác nhau dưới một trình tự được thiết lập sẵn. Các giá trị kiểm tra đầu vào sẽ được chia thành tích cực và tiêu cực. Điều này giúp ta đánh giá hành vi hệ thống một cách chính xác nhất.

Kỹ thuật chuyển đổi trạng thái có thể được sử dụng khi các tester kiểm tra ứng dụng cho một tập giới hạn các giá trị đầu vào. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng kỹ thuật này để kiểm tra chuỗi sự kiện xảy ra trong ứng dụng.

Nắm được kỹ thuật kiểm thử phần mềm sẽ giúp bạn gia tăng hiệu suất công việc và đảm bảo chất lượng kiểm thử tốt nhất. Hy vọng rằng thông qua bài viết của VnSkills Academy đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về kiểm thử phần mềm. 

Đánh giá bài viết này nếu bạn thấy hay

Vui lòng đánh giá

Chia sẻ bài viết này:

Bài viết liên quan

.
.
.
.