Lộ trình học tester cho người mới bắt đầu hiệu quả nhất

lo-trinh-hoc-tester-cho-nguoi-moi-bat-dau

Lộ trình học tester cho người mới bắt đầu hiệu quả sẽ giúp bạn nhanh chóng nắm bắt kiến thức và thành thạo kỹ năng kiểm thử phần mềm nhanh chóng. Đa số các bạn mới bắt đầu học tester, làm trái ngành muốn thử sức với lĩnh vực kiểm thử thường gặp khó khăn trong việc chọn lựa lộ trình học tập phù hợp. Ngay sau đây, VnSkills Academy sẽ chia sẻ với bạn lộ trình học tester cho người mới bắt đầu hiệu quả và chi tiết nhất. 

Hiểu rõ về tester là gì?

Tester (người kiểm thử phần mềm) đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển phần mềm. Công việc chính của tester đó là kiểm tra chất lượng phần mềm. Thông qua đó, tester sẽ phát hiện ra các lỗi sai sót trong quá trình phần mềm chạy và báo cáo cho bộ phận phát triển dự án để điều chỉnh hợp lý.

Tester thường được chia làm ba mảng chính. Mỗi mảng sẽ yêu cầu những kiến thức, kỹ năng và trình độ chuyên môn khác nhau. Bạn sẽ cần căn cứ vào năng lực và nguyện vọng của bản thân để tìm ra hướng phát triển phù hợp:

  • Manual Test (kiểm thử phần mềm thủ công): Đây là mảng được đa số các bạn mới bắt đầu học tester lựa chọn. Bởi manual test không đòi hỏi người học phải biết quá nhiều về lập trình, công việc ít khi sử dụng đến code. Tuy nhiên, bạn cần hiểu và nắm rõ các kiến thức về định nghĩa, kỹ thuật test và có tư duy tìm lỗi tốt.
  • Automation Test (kiểm thử phần mềm dựa trên các công cụ hỗ trợ): Các bạn làm manual test lâu năm hay các bạn làm developer muốn chuyển sang tester thường lựa chọn mảng này. Automation test được xem như developer của test với nhiệm vụ chính là viết code để thực hiện test tự động. Người học sẽ cần nắm chắc các kiến thức về manual test, automation tool & frameworks và khả năng làm việc với nhiều ngôn ngữ lập trình như java, C++, python, PHP,…
  • Security Test (kiểm thử bảo mật): Đây là mảng kiểm thử phần mềm quan trọng nhất để xem dữ liệu phần mềm có được bảo mật không. Tester lúc này sẽ đóng vai trò như một hacker tìm kiếm các lỗ hổng bảo mật và khắc phục nhằm gia tăng khả năng bảo vệ dữ liệu phần mềm.

lo-trinh-hoc-tester-cho-nguoi-moi-bat-dau

 

Xem thêm: Tester là gì?

 

Cần chuẩn bị những gì trong lộ trình học tester cho người mới bắt đầu?

Xác định mục tiêu phấn đấu: Việc đặt ra cho mình mục tiêu học tập cụ thể sẽ giúp bạn có được định hướng phát triển phù hợp. Chẳng hạn như bạn muốn bắt đầu từ một thực tập sinh kiểm thử phần mềm và phát triển lên các vai trò cấp cao hơn như Software tester, test manager, senior test manager,…Mục tiêu học tập sẽ đem đến cho bạn động lực phấn đấu và xác định rõ hơn bản thân bạn đang ở vị trí nào. Từ đó, bạn có thể phát huy những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm.

Chuẩn bị công cụ học tập phù hợp: Máy tính là công cụ không thể thiếu đối với mỗi tester trong quá trình làm việc. Bạn sẽ cần một máy tính có cấu hình đủ mạnh để có thể đáp ứng những yêu cầu cao của các phần mềm kiểm thử.

Nền tảng ngoại ngữ tốt: Nếu bạn muốn phát triển bản thân trong trong môi trường doanh nghiệp lớn trong tương lai thì bạn nên trau dồi cho bản thân nền tảng ngoại ngữ tốt ngay từ ban đầu. Bên cạnh đó, các tài liệu giáo trình đa số đều được viết bằng tiếng anh. Nếu như tiếng anh của bạn không quá tốt có thể khiến việc học tiếp thu kiến thức gặp trở ngại.

lo-trinh-hoc-tester-cho-nguoi-moi-bat-dau-chi-tiet

Lộ trình học tester cho người mới bắt đầu với kiến thức căn bản

Để trở thành một tester, người mới bắt đầu cần trang bị cho mình các kiến thức căn bản về kiểm thử như:

  • Kiến thức căn bản về máy tính, cách sử dụng excel.
  • Biết cách cài đặt phần mềm, sử dụng internet,..
  • Kỹ năng tin học văn phòng.
  • Kiến thức cơ bản về lập trình
  • Kiến thức tổng quan về kiểm thử phần mềm bao gồm khái niệm, các thuật ngữ kiểm thử thường dùng, nguyên tắc kiểm thử, quy trình kiểm thử,…Đây là những kiến thức cơ bản bạn cần nắm rõ nếu có ý định thi chứng chỉ tester ISTQB.

Ngoài ra, bạn có thể học tester theo cuốn sách ISTQB Foundation hoặc tham khảo theo các mục được gợi ý dưới đây nhé. 

  • What is Software Testing? – Các định nghĩa, khái niệm căn bản về kiểm thử phần mềm.
  • Why is Software Testing Important? – Tầm quan trọng của kiểm thử phần mềm.
  • Software Development life cycle – Vòng đời phát triển của ngành tester trong phát triển sản phẩm.
  • Defect Life Cycle – Vòng đời của lỗi và trạng thái qua nhiều giai đoạn khác nhau.
  • Phân biệt điểm giống và khác nhau giữa các khái niệm: Quality Assurance và Quality Control, Verification và Validation,…
  • Software Testing levels: Các mức độ trong kiểm thử phần mềm.
  • Software Testing types (các dạng testing): Functional testing, Structural testing, Non-functional testing, Change related testing.

lo-trinh-hoc-tester-cho-nguoi-moi-bat-dau-hieu-qua

Lộ trình học tester cho người mới bắt đầu với kiến thức chuyên sâu

Manual Test

Nếu bạn muốn theo đuổi Manual test (kiểm thử thủ công), bạn nên bắt đầu với các kiến thức như:

  • Kỹ năng viết test plan.
  • Kỹ năng viết testcase.
  • Nắm vững kỹ thuật thiết kế testcase giúp chúng hiệu quả hơn.
  • Biết cách viết báo cáo testcase.
  • Defect management: Cách báo cáo, quản lý bug và sử dụng các tools tracking thông dụng (Jira, Bugzilla, ALM).
  • Mobile application testing: Cài đặt và kiểm thử các app trên thiết bị di động và máy tính (Android, iOS, Windows).
  • Windows, Website testing and Tools support: Cách test ứng dụng desktop, website trên máy tính.
  • Risk based testing process and implementation: Đánh giá rủi ro kiểm thử.
  • Coding: HTML, CSS, CQL.

Automation Test

Nếu bạn muốn học tester theo hướng Automation Test, ngoài các kiến thức chúng mình kể phía trên, bạn sẽ cần bổ sung thêm các kiến thức như:

  • Lập trình: Java, C# (.Net) và một vài ngôn ngữ lập trình hỗ trợ khác như python, AutoIT.
  • Học Automation Tool/Framework: Ranorex, Appium, Selenium, TestComplete.
  • Một số Tools khác như: SoapUI, Jmeter.

Lộ trình học tester cho người mới bắt đầu như thế nào hiệu quả nhất?

Tùy thuộc vào mục tiêu học tập và tình hình tài chính của bản thân mà bạn có thể lựa chọn phương pháp học tester phù hợp. Bạn có thể lựa chọn tự học tester qua các website, video youtube và nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau. Tuy nhiên, việc tự học sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí hơn nhưng sẽ khó để có thể tìm kiếm được người dẫn dắt và giải đáp thắc mắc phù hợp. Khi đó, bạn có thể tham khảo các khóa học tester từ cơ bản đến nâng cao. 

Có nhiều khóa học miễn phí và trả phí được chia sẻ trên các social media cho bạn thỏa sức lựa chọn. Nếu bạn đang tìm kiếm khóa học tester chi tiết dễ hiểu dành cho người mới bắt đầu. Vậy thì bạn không nên bỏ lỡ khóa học tester từ cơ bản đến nâng cao tại VnSkills Academy. Khóa học sẽ đem đến cho bạn nguồn kiến thức và kỹ năng thực chiến nhất đến từ các giảng viên hàng đầu trong ngành.

Trên đây là lộ trình học tester cho người mới bắt đầu mà VnSkills Academy muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng rằng bài viết có thể giúp bạn xác định được lộ trình học phù hợp với bản thân. Đừng bỏ lỡ khóa học tester tại VnSkills Academy để trở thành tester chuyên nghiệp với nhiều học bổng ưu đãi nhé.

Đánh giá bài viết này nếu bạn thấy hay

Vui lòng đánh giá

Chia sẻ bài viết này:

Bài viết liên quan

.
.
.
.