Phần mềm học thiết kế đồ họa phù hợp dành cho Designer sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực để dẫn tới thành công. Tương tự như cây bút vẽ đối với người họa sĩ, các phần mềm thích hợp sẽ giúp công việc của nhà thiết kế trở nên hiệu quả và trơn tru hơn. Trong bài viết dưới đây, VnSkills Academy sẽ giới thiệu TOP 9 ứng dụng thiết kế đồ họa mạnh mẽ và ấn tượng hiện nay. Đừng bỏ qua những thông tin hữu ích này để có cho mình một lựa chọn tốt nhất nhé!
Phần mềm học thiết kế đồ họa có trả phí
Adobe Photoshop
Hệ điều hành được hỗ trợ: Windows, macOS
Trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, có lẽ không cần giới thiệu nhiều về Adobe Photoshop. Nó được coi như một chuẩn mực và trở thành một công cụ không thể thiếu đối với hầu hết các nhà thiết kế. Ngoài giao diện người dùng có thể tùy chỉnh, Photoshop cung cấp một bộ công cụ hoàn chỉnh để thao tác với các chi tiết, đồ họa 3D, kiểu chữ và thậm chí cả hoạt ảnh. Các công cụ nâng cao trong Photoshop còn giúp bạn tạo ra các hình ảnh minh họa chất lượng đến từng pixel.
Cùng thuộc nhà phát hành Adobe Creative Cloud, Photoshop thường được so sánh nhiều nhất với Adobe Illustrator. Sự khác biệt đó là Photoshop là trình chỉnh sửa ảnh bitmap, còn AI là công cụ chỉnh sửa ảnh vector. Ưu điểm chính của Photoshop nằm ở khả năng chỉnh sửa ảnh, trong khi Illustrator sẽ trở thành trợ thủ đắc lực không thể thiếu khi tạo các thiết kế.
Photoshop có nhiều gói dịch vụ theo tháng, theo năm với các mức giá khác nhau để bạn lựa chọn.
Adobe Illustrator
Hệ điều hành được hỗ trợ: Windows, macOS
Adobe Illustrator (Ai) chắc chắn là một trong những phần mềm học thiết kế đồ họa vector nổi tiếng nhất. Điều này là hợp lý bởi nó sở hữu tất cả các công cụ giúp tạo ra các hình minh họa phức tạp. Illustrator có khả năng làm việc trên nhiều dự án khác nhau cùng lúc. Do đó, hiệu quả công việc của bạn sẽ tăng lên gấp nhiều lần.
Nếu bạn mới bước chân vào nghề thiết kế đồ họa, thì Illustrator là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Bởi bạn có thể tận dụng tham khảo những mẫu có sẵn trên phần mềm này. Khi đã chuyên nghiệp hơn, Ai cho phép bạn tận hưởng đầy đủ chức năng và kiểm soát mọi chi tiết.
Adobe InDesign
Hệ điều hành được hỗ trợ: Windows, macOS
Adobe InDesign là phần mềm học thiết kế đồ họa không thể thiếu đối với các chuyên gia trong ngành in ấn và xuất bản. Nó cho phép bạn các bản thiết kế có chất lượng cao cho tạp chí, bìa sách, tờ rơi, bưu thiếp, v.v.
So với Photoshop và Illustrator, InDesign dễ sử dụng hơn nhiều và không yêu cầu đào tạo chuyên sâu. Tuy nhiên, khả năng chỉnh sửa ảnh của công cụ này khá hạn chế. InDesign cũng được tích hợp với các phần mềm khác của Adobe. Bạn có thể thực hiện một số thao tác trong Photoshop, sau đó thêm một vài nét vào Illustrator, và cuối cùng hoàn thành mọi thứ trong InDesign.
Như với tất cả các sản phẩm của mình, Adobe cung cấp bản dùng thử miễn phí 7 ngày để bạn kiểm tra chức năng và xem liệu nó có phù hợp với mình hay không. Sau đó, bạn phải trả một khoản phí 20,99 đô mỗi tháng nếu muốn tiếp tục trải nghiệm dịch vụ. Chi phí sẽ rẻ hơn nếu bạn đăng ký theo năm hoặc đăng ký đồng thời nhiều công cụ của Adobe cùng lúc.
Corel Draw
Hệ điều hành được hỗ trợ: Windows
Giao diện người dùng đơn giản và bộ công cụ nâng cao là những gì CorelDRAW hướng đến. Trình chỉnh sửa đồ họa này bao gồm các mẫu, khung, hơn 600 gradient tạo sẵn, 1000 phông chữ, 48 định dạng xuất và các tính năng khác. Phần mềm chỉ chạy trên hệ điều hành Windows.
Tuy nhiên, CorelDRAW không phải phần mềm học thiết kế đồ họa tốt nhất cho người mới bắt đầu. Nó phù hợp hơn với các nhà thiết kế chuyên nghiệp. Chương trình có sẵn để dùng thử miễn phí 15 ngày và để tiếp tục sử dụng chương trình, bạn sẽ phải nâng cấp lên gói đăng ký trả phí (399 đô mỗi năm).
Adobe After Effects
Adobe After Effects là phần mềm học thiết kế đồ họa hữu ích, dùng để tạo hoạt ảnh, chỉnh sửa video và áp dụng hiệu ứng cho cảnh quay. Nó được sử dụng bởi các nhà dựng phim chuyên nghiệp trên toàn thế giới. Ứng dụng này có nhiều tính năng nổi trội như:
- Tạo Motion Graphic (Đồ họa chuyển động):Từ các đối tượng tĩnh riêng lẻ được vẽ trong Adobe Illustrator hoặc trình chỉnh sửa đồ họa vector khác, bạn có thể tạo ra một video hoàn chỉnh.
- Hoạt ảnh của giao diện của các ứng dụng di động hoặc trang web: Hiển thị các chuyển đổi và thay đổi phần tử khi di chuột, vuốt, nhấp chuột.
- Chỉnh màu và xử lý hậu kỳ video: Dùng khi tạo phim, quảng cáo hoặc video trên YouTube. Bạn có thể chỉnh màu , thay đổi độ sáng, độ tương phản, v.v.
- Thêm hiệu ứng hình ảnh (VFX).
Adobe Premiere
Để cảnh quay trở nên thú vị hơn thì nó phải được xử lý đúng cách. Và đó chính những gì Adobe Premier làm được.
Adobe Premier là phần mềm đứng sau nhiều bộ phim nổi tiếng như Avatar, The Social Network hay Deadpool. Đồng thời, giao diện của công cụ này rất phù hợp với những người mới bắt đầu.
Premiere cho phép bạn chỉnh sửa video chất lượng cao có độ phân giải từ 4000 dpi trở lên với độ sâu màu 32 bit, hỗ trợ không gian màu RGB và YUV.
Nó cũng cung cấp khả năng chỉnh sửa các mẫu âm thanh và bạn có thể sử dụng các plugin âm thanh VST.
Adobe XD
Adobe XD (Adobe Experience Design) được xem là “con cưng” của những nhà thiết kế giao diện người dùng (UX/UI Designer). Nói cách khác thì đây là công cụ không thể thiết khi thiết kế website. Với Adobe XD, bạn có thể:
- Xây dựng Wireframe
- Thiết kế website, landing page, các phần mềm trên điện thoại máy tính.
- Mở cùng lúc nhiều bản vẽ (artboard) khác nhau.
- Chia sẻ sản phẩm trực tuyến cho mọi người xung quanh để xem, nhận xét, đánh giá.
Xem thêm:
- 7 cuốn sách học thiết kế đồ họa hữu ích hàng đầu
- Nền tảng thiết kế đồ họa trực tuyến chuyên nghiệp nhất hiện nay
Phần mềm học thiết kế đồ họa miễn phí
Gravit Designer
Hệ điều hành được hỗ trợ: Linux, Windows, Mac OS và trên web.
Phần mềm này được thiết kế để tạo và chỉnh sửa hình ảnh vector. Với Gravit Designer, bạn có thể thực hiện bất kỳ tác vụ nào: vẽ biểu tượng và hình ảnh minh họa, thiết kế giao diện, bài thuyết trình, hoạt ảnh,…
Giao diện của Gravit Designer rất trực quan và dễ dàng tùy chỉnh. Gravit Designer cung cấp nhiều công cụ khác nhau để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật vector chi tiết và tuyệt đẹp. Ví dụ như các chế độ hòa trộn và tô màu khác nhau.
Photo Pos Pro
Hệ điều hành được hỗ trợ: Windows.
Đối với những người sử dụng Windows và đang tìm kiếm một chương trình đồ họa đơn giản, thân thiện với người thiết kế, Photo Pos Pro sẽ rất phù hợp. Nó được xây dựng riêng với mục đích chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp: điều chỉnh độ tương phản, độ bão hòa, độ sáng, màu sắc một cách hoàn hảo. Với sự trợ giúp của Photo Pos Pro, bạn có thể thực hiện được nhiều thao tác phức tạp.
Nhiều plugin đã được tạo cho Photo Pos Pro để mở rộng chức năng của phần mềm. Nó cũng có sẵn các hướng dẫn chi tiết để người mới dùng không cảm thấy bỡ ngỡ hay xa lạ.
Raw Therapee
Hệ điều hành được hỗ trợ: Linux, Windows, Mac OS.
Phần mềm học thiết kế đồ họa này chuyên để xử lý các tệp RAW. Nó có khá nhiều chức năng và công cụ. Vì thế, với những người mới bắt đầu, làm quen với Raw Therapee sẽ khá khó khăn. Ngược lại, nếu bạn đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, ứng dụng này sẽ khiến bạn vô cùng hài lòng.
Với RawTherapee, bạn có thể chỉnh sửa ảnh đến từng cấp độ nhỏ nhất như: thay đổi khả năng tái tạo màu và độ sắc nét, loại bỏ nhiễu, điều chỉnh cân bằng trắng, độ phơi sáng, các điểm và đường nét,…
Daz Studio
Hệ điều hành được hỗ trợ: Windows, Mac OS.
Với Daz Studio, bạn có thể tạo hình ảnh và video 3D chất lượng cao. Nó là một nền tảng tạo đồ họa 3D hoàn toàn miễn phí. Ứng dụng cho phép người dùng tạo ra các nhân vật và khung cảnh đến từng chi tiết, điều chỉnh ánh sáng và góc máy để một tác phẩm chân thực và sống động.
GIMP
Hệ điều hành được hỗ trợ: Windows, macOS, Linux
GIMP (GNU Image Manipulation Program) sở hữu giao diện trực quan, dễ hiểu cùng một bộ công cụ thiết kế tiên tiến. Nhờ vậy, nó phù hợp với mọi nhà thiết kế ở bất kỳ trình độ và kinh nghiệm nào. GIMP hoạt động với tất cả các định dạng tệp phổ biến.
Mức lương của một nhà thiết kế đồ họa phụ thuộc khá nhiều vào khả năng thành thạo các công cụ. Nói vậy không có nghĩa là bạn phải biết dùng tất cả các công cụ kể trên. Hãy chọn cho mình một hoặc một vài phần mềm học thiết kế đồ họa phù hợp nhất với mục đích và yêu cầu công việc của mình.
Và nếu muốn trở thành một “master” làm chủ phần mềm mình yêu thích, bạn có thể tham khảo cách tự học thiết kế đồ họa mà VnSkills Academy chia sẻ nhé!